• Home
  • |
  • Tỷ suất lợi nhuận là gì? Ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp?

Tỷ suất lợi nhuận là gì? Ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp?

Để đánh giá hiệu quả của một doanh nghiệp người ta thường căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận. Vậy tỷ suất lợi nhuận là gì và công thức xác định chúng ra sao ? Hãy cùng Datnenvenbien.org tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về tỷ suất lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận là gì ?

tỷ suất lợi nhuận là gì

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ giữa phần lợi nhuận sau khi đã thanh toán hết chi phí so với tổng chi phí phải bỏ ra.

Các nhà đầu tư và chủ nợ thường sử dụng tỷ suất lợi nhuận để xác định khả năng chuyển đổi lợi nhuận thu được từ việc bán hàng sang thu nhập ròng của một doanh nghiệp. Những số liệu này cho phép các nhà đầu tư biết được liệu doanh nghiệp có kiếm đủ tiền để trả các khoản vay cho họ. Còn đối với các nhà đầu tư thì họ sẽ đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp để ra quyết định đầu tư.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận là gì ?

Có ba cách khác nhau để xác định tỷ suất lợi nhuận, tuy nhiên công thức dưới đây đơn giản nhất và được nhiều người sử dụng.

Tính toán doanh thu thuần

Trước tiên, cần xác định doanh thu thuần bằng công thức:

Doanh thu thuần = doanh thu – lợi nhuận, chiết khấu và tiền hoàn lại

Xác định thu nhập ròng

Sau đó, tính thu nhập ròng thông qua công thức:

Thu nhập ròng = doanh thu – tổng chi phí

Tìm tỷ suất lợi nhuận biên

Cuối cùng, xác định được tỷ suất lợi nhuận bằng cách sử dụng công thức:

Biên lợi nhuận = (thu nhập ròng/doanh thu ròng) x 100    (%)

Cách giải thích kết quả

Tỷ suất lợi nhuận xác định tỷ lệ phần lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Số liệu này rất cần thiết trong việc xác định tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Mọi doanh nghiệp đều cố gắng nâng cao được tỷ suất lợi nhuận, tức là lợi nhuận thu được phải cao hơn chi phí bỏ ra. Để đạt mục tiêu này thì doanh nghiệp có hai cách là cắt giảm chi phí hoặc tăng doanh thu.

Tuy nhiên trong thực tế việc tăng doanh thu thường khó hơn giảm chi phí. Vì thế doanh nghiệp phải cân nhắc tối ưu chi phí mà vẫn mang lại doanh thu ổn định.

Ngoài ra số liệu này còn được dùng để so sánh hoạt động kinh doanh trong quá khứ với hiện tại, hoặc giữa các công ty có cùng quy mô trong một ngành.

Các loại biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận được chia làm ba loại: biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận hoạt động và biên lợi nhuận ròng.

Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin)

tỷ suất lợi nhuận là gì

 

Biên lợi nhuận cao đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh của công ty rất tốt và ngược lại.

Áp dụng tỷ số này là một trong những tiêu chí quan trọng để hình thành chính sách giá. Ngoài ra còn có thể sử dụng nó trong việc đàm phán chi phí các nguyên vật liệu với nhà cung cấp.

Công thức tính biên lợi nhuận gộp:

Biên lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu (Đã trừ thuế) – Chi phí nguyên vật liệu (Đã trừ thuế)

Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)

Biên lợi nhuận hoạt động là tỷ số mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi đã thanh toán chi phí sản xuất biến đổi (tiền lương, nguyên vật liệu) so với tổng doanh thu.

Số liệu này cho thấy tỷ lệ doanh thu có sẵn để trang trải các chi phí phi hoạt động. Vì vậy các nhà đầu tư và cho vay thường chú ý đến tỷ số này.

Các nhà quản lý đôi khi cũng sử dụng tỷ số này để xem xét dự án nào đem lại thu nhập cao nhất, và cũng dựa vào đó để phân bổ chi phí hợp lý.

Công thức tính biên lợi nhuận hoạt động:

Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động / Doanh thu ròng

Trong đó: Thu nhập hoạt động (EBIT) là thu nhập sau khi trừ các chi phí hoạt động, trước khi trả lãi và thuế.

EBIT = Tổng thu nhập – (Chi phí hoạt động + Khấu hao tài sản vô hình và hữu hình)

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)

Biên lợi nhuận ròng là tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng so với doanh thu thuần của doanh nghiệp hoặc một bộ phận kinh doanh.

Số liệu này thường được thể hiện dưới dạng phần trăm hoặc dạng thập phân.

Biên lợi nhuận ròng cho phép doanh nghiệp xem xét mức độ hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực, với mục đích chuyển doanh số bán hàng thành lợi nhuận thực tế.

Ngoài ra còn có thể sử dụng tỷ số này để dự báo lợi nhuận trong tương lai, hay tối ưu các chi phí nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận.

Công thức tính biên lợi nhuận ròng:

Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Tổng doanh thu

Các yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận ròng trong hoạt động kinh doanh là: Doanh thu; Tổng dòng tiền đi; Dòng thu nhập bổ sung; Giá vốn hàng bán và chi phí khác; Thu nhập đầu tư và thu nhập từ hoạt động thứ cấp; Các khoản thanh toán nợ; Các khoản thanh toán một lần cho sự kiện bất thường.

Tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý

Sau khi đã hiểu rõ tỷ suất lợi nhuận là gì, câu hỏi tiếp theo đó là tỷ số này ở mức bao nhiêu là hợp lý ? Trong thực tế thì câu hỏi này khá phức tạp và còn tùy thuộc vào mục đích của mỗi người. Tuy nhiên bạn có thể cân nhắc một vài tiêu chí sau đây:

  • Không so sánh tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành và lĩnh vực khác nhau, chỉ nên so sánh tương quan với mức trung bình ngành tương ứng với nhau.
  • Công ty có mức tỷ suất lợi nhuận độc lập từ 10% trở lên thì được đánh giá cao.
  • Chỉ số tỷ suất lợi nhuận phải vừa cao vừa tăng trưởng ổn định. Nếu công ty có ROS tăng trưởng liên tục trong vòng 3-5 năm là công ty mạnh.
  • Không thể đánh giá toàn diện công ty chỉ qua chỉ số tỷ suất lợi nhuận vì tuỳ vào chiến lược mà chỉ số này có thể âm để kích cầu.

Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận là gì ?

ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận là gì

Xác định được lợi nhuận của hoạt động kinh doanh

Dựa vào tỷ suất lợi nhuận, các chủ nợ, nhà đầu tư và nhà lãnh đạo đều có thể đánh giá khách quan về lợi nhuận của công ty mà không cần tính các chi phí gián tiếp.

Thấy được kết quả kinh doanh là lời hay lỗ

Tính tỷ suất lợi nhuận thì công ty sẽ xác định được hiệu quả của phân bổ nguồn lực, thấy được hoạt động kinh doanh đang đi đúng hướng hay không, từ đó có thể điều chỉnh giá và có giải pháp phù hợp.

Thu hút vốn đầu tư

Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận cao cũng giúp hấp dẫn thêm vốn đầu tư. Vì chỉ số này cao tương đương với vị thế của doanh nghiệp cao, chiếm thị phần lớn trong ngành.

Đánh giá hiệu suất tài chính

Hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được việc sản xuất và buôn bán có đạt hiệu quả cao hay không. Từ đó cho phép nhà đầu tư đánh giá được toàn diện các khía cạnh của hiệu suất tài chính như:

  • Tính ổn định và lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Biết được khả năng quản lý chi phí.
  • Xây dựng các chiến lược về giá cả.
  • Nắm được tiềm năng của doanh nghiệp.

Ví dụ về tỷ suất lợi nhuận

Để hiểu rõ được tỷ suất lợi nhuận là gì, bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây và áp dụng công thức tính tỷ suất lợi nhuận.

Ví dụ: Công ty X có lợi nhuận sau thuế và tài sản sau:

Công ty X
Lợi nhuận sau thuế 5.000.000 VNĐ
Giá trị tài sản đầu kỳ 40.000.000 VNĐ
Giá trị tài sản cuối kỳ 60.000.000 VNĐ
Tổng tài sản bình quân 50.000.000 VNĐ
ROA 10%

Trước tiên ta phải tính tổng tài sản bình quân:

Tổng tài sản bình quân = (40.000.000 + 60.000.000) / 2 = 50.000.000 VNĐ

ROA = (5.000.000 / 50.000.000) x 100% = 10%

 Vậy sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, với 100 đồng tài sản bình quân sẽ đem lại 10 đồng lợi nhuận sau thuế.

Kết luận

Tóm lại, lợi nhuận là vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi hoạt động kinh doanh. Phải có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có thể cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng và uy tín. Việc tìm hiểu tỷ suất lợi nhuận là gì có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần phát triển cho doanh nghiệp.

Xem thêm bài viết liên quan:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

bài viết liên quan

Hoanggiangnguyen.com-Nơi cung cấp thiết bị đèn tốt nhất hiện nay

Hoanggiangnguyen.com-Nơi cung cấp thiết bị đèn tốt nhất hiện nay

Vansunhuy.net – Nơi xem bói tử vi và phong thủy chính xác nhất

Vansunhuy.net – Nơi xem bói tử vi và phong thủy chính xác nhất

Sathoangcung.com-nơi cung cấp sắt mỹ nghệ tốt nhất

Sathoangcung.com-nơi cung cấp sắt mỹ nghệ tốt nhất

Nghemoigioi.vn – Nơi cung cấp dịch vụ bất động sản tốt nhất

Nghemoigioi.vn – Nơi cung cấp dịch vụ bất động sản tốt nhất
>