Hiện nay, tại các thành phố lớn, việc sinh viên hay những người dân chuyển đến để học tập và sinh sống rất nhiều. Cho nên, nhu cầu thuê phòng trọ ở đây cũng tăng lên với nhiều hình thức thuê khác nhau. Hình thức phổ biến nhất đó là ký hợp đồng thuê trọ và đặt cọc một số tiền mà chủ nhà quy định. Vậy bạn đã biết tiền đặt cọc thuê nhà là gì chưa? và các vấn đề xoay quanh giữa chủ và người thuê. Hãy cùng datnenvenbien.org tìm hiểu và tích lũy kinh nghiệm bổ ích khi đi thuê nhà nhé!
Tiền đặt cọc thuê nhà là gì?
Đầu tiên, datnenvenbien.org xin giải đáp “Tiền đặt cọc thuê nhà là gì?”. Tiền đặt cọc thuê nhà là số tiền mà bên thuê nhà giao cho chủ nhà trong một thời hạn với mục đích đảm bảo giao kết hoặc thực hiện đúng theo hợp đồng.
Bên cạnh đó, khái niệm tiền đặt cọc thuê nhà là gì cũng được Pháp luật quy định rõ ràng. Bạn có thể tham khảo tại Điều 328 Bộ Luật Dân sự năm 2015.
Tuy nhiên, hiện tại Pháp luật không quy định chính xác số tiền đặt cọc để thuê trọ. Số tiền này tùy vào thỏa thuận của 2 bên và giá trị của căn phòng đó như thế nào.
Đối với nhà thuê có diện tích lớn, không gian rộng, đồ đạc nội thất đầy đủ và có nhiều tài sản mang giá trị cao thì phí cọc có thể là 1 đến 2 tháng tiền nhà.
Ngược lại, với phòng trọ nhỏ, giá thuê không quá cao, chủ nhà có thể yêu cầu bên thuê đặt cọc từ 500.000VNĐ đến 1.000.000VNĐ.

Thuê nhà có bắt buộc nộp tiền đặt cọc không?
Tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014, nội dung của một bản hợp đồng thuê nhà bao gồm như sau:
- Họ tên của cá nhân, tên tổ chức và địa chỉ các bên.
- Mô tả đặc điểm của nhà ở và đặc điểm thửa đất ở gần với ngôi nhà đó.
- Với loại hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ, chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung và diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu cá nhân, diện tích xây dựng căn hộ, các mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng với mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu.
- Giá trị góp vốn, giá giao dịch của nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận. Trường hợp mua bán, cho thuê loại nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
- Thời hạn và phương thức thanh toán nếu trong trường hợp mua bán, cho thuê, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.
- Thời gian giao và nhận nhà ở, thời gian bảo hành (trường hợp mua hoặc thuê mua nhà được đầu tư xây mới), thời hạn cho thuê, thuê mua, thế chấp hay cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý và thời hạn góp vốn.
- Quyền và nghĩa vụ các bên.
- Cam kết của bên thuê và cho thuê.
- Các thỏa thuận liên quan khác.
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cho thuê nhà.
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng cho thuê.
- Chữ ký (ghi rõ họ tên), nếu là doanh nghiệp thì phải có đóng dấu và ghi chức vị của người đại diện ký kết.
Lưu ý: Hợp đồng cho thuê phải do các bên thỏa thuận và lập thành văn bản.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, ta có thể thấy tiền đặt cọc không thuộc điều khoản bắt buộc nào trong hợp đồng thuê nhà. Bên thuê và cho thuê có quyền thỏa thuận hoặc không về vấn đề đặt cọc trong hợp đồng. Do đó, việc đặt cọc nhằm đảm bảo các bên thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến tiền đặt cọc thuê nhà là gì?
Vậy quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến tiền đặt cọc thuê nhà là gì? Bạn phải nắm rõ để tránh vi phạm các điều khoản trong hợp đồng được quy định tại Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:
Bên đặt cọc
- Yêu cầu bên nhận cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với nhà ở đã được đặt cọc cho thuê, thực hiện việc giữ gìn, bảo quản để nhà ở đã cọc cho thuê không bị mất hay giảm sút giá trị.
- Trao đổi, thay thế nhà ở đã đặt cọc cho thuê hoặc đưa nhà ở đó tham gia vào các giao dịch dân sự khác phải được bên nhận đặt cọc đồng ý.
- Thanh toán cho bên nhận cọc chi phí hợp lý để giữ gìn và bảo quản nhà ở đã đặt cọc cho thuê.
Chi phí hợp lý nêu trên là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà ở điều kiện bình thường bên nhận cọc phải thanh toán để đảm bảo nhà ở đặt cọc không bị mất, hủy hay bị hư hỏng.
- Trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết trong hợp đồng thì phải thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở hoặc các nghĩa vụ khác theo Pháp luật quy định để bên nhận cọc được sở hữu tài sản đặt cọc.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ Luật Dân sự hay luật khác liên quan quy định.
Bên nhận đặt cọc
- Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hay xác lập giao dịch dân sự khác đối với nhà đã đặt cọc cho thuê khi chưa có sự đồng ý của bên nhận cọc.
- Quyền sở hữu nhà ở đã đặt cọc cho thuê trong trường hợp bên cọc vi phạm cam kết, thực hiện hợp đồng.
- Giữ gìn và bảo quản nhà ở đã được đặt cọc cho thuê.
- Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác hay sử dụng nhà đã đặt cọc cho thuê khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ Luật Dân sự hay luật khác liên quan quy định.
Các cách để lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà là gì?
Tại điều 328 Luật Dân sự 2015 đã quy định rõ tiền đặt cọc sẽ được trả lại cho bên cọc hoặc trừ vào tiền thuê nhà sau thời gian thỏa thuận trong hợp đồng kết thúc và bên thuê nhà không vi phạm điều khoản hợp đồng.
Tuy nhiên, nhiều người có thể đã hiểu được bản chất của tiền đặt cọc thuê nhà là gì những vẫn có những vấn đề tranh chấp tiền đặt cọc xảy ra giữa đôi bên. Chính vụ vậy, cách để lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà là gì? Đơn giản thôi, bạn chỉ cần áp dụng một số cách dưới đây để quyền lợi của mình được đảm bảo nhất.
Chụp ảnh và quay video lại phòng trọ
Trước khi quyết định chuyển tới sinh sống tại một căn hộ hay nhà trọ nào đó bạn nên quay video và chụp kỹ từng ngóc ngách của căn nhà. Đặc biệt là các khu vực bị xuống cấp, các khuyết điểm hoặc đồ đạc đã bị hư hỏng, bạn nên cho chủ nhà xem và lưu lại cho mình phòng trường hợp bị chủ nhà lật lọng.

Thông báo với chủ trọ thời điểm muốn chuyển đi theo đúng thỏa thuận
Không nên dừng thuê trọ và chuyển đi đột ngột, bạn nên thông báo với chủ nhà trước về thời gian sẽ chuyển đi từ 15 đến 30 ngày tùy vào thỏa thuận của hai bên trước đây. Vì việc thông báo bất ngờ đồng nghĩa với việc bạn có thể vi phạm thỏa thuận hợp đồng và khó lấy lại tiền cọc.
Dọn dẹp sạch sẽ phòng trước khi chuyển đi
Bên cạnh việc thu dọn những món đồ cá nhân của bạn sau khi chuyển đi, bạn nên dọn dẹp lại căn phòng và bỏ đi những thứ không còn dùng đến. Tốt nhất là đừng để lại bất cứ thứ gì thuộc về bạn lại phòng trọ.
Thực tế, có nhiều chủ trọ khó tính khi thấy đồ đạc của bạn để lại nghĩ là bạn chưa chuyển đi và đòi thêm thời gian ở lại bằng việc trừ vào số tiền cọc. Điều này làm bạn tự dưng mất đi một khoản tiền vô lý.
Những lưu ý trước khi đưa tiền đặt cọc thuê nhà là gì?
Những lưu ý trước khi đưa tiền đặt cọc thuê nhà là gì? Bạn nhất định phải đọc những điều mà datnenvenbien.org sắp chia sẻ dưới đây để có thể tránh được những rủi ro khi đi thuê nhà ở.
Tìm hiểu kỹ càng thông tin về phòng trọ muốn thuê
Bạn cần tìm hiểu xem không gian phòng trọ như thế nào? Trang bị đầy đủ điện, nước và có bị lỗi hay hư hỏng gì không? Wifi, tình trạng an ninh và giờ giấc quy định của khu trọ ra sao? Các loại phụ thu thêm tiền gửi xe, tiền rác hằng tháng,….Vì thực tế, có quá nhiều trưởng hợp các bạn sinh viên sau khi đưa cọc và ký kết hợp đồng thuê nhà mới phát hiện ra những vấn đề của căn nhà mình mới thuê. Điều đó làm cho các bạn không thể trả lại phòng vì sợ mất số tiền đã đóng cọc.
Hạn chế thuê nhà qua môi giới
Việc gặp gỡ, xem phòng, thỏa thuận và ký hợp đồng phải được thực hiện trực tiếp với chủ trọ. Điều này giúp bạn có thể nắm bắt được chính xác tình trạng thật của phòng trọ và tránh trường hợp thuê một đằng nhận một nẻo, nắm bắt các chi phí điện, nước và chi phí phát sinh khác. Thêm vào đó, khi giao dịch thuê trọ không thành công thì chủ trọ sẽ là người trực tiếp đứng ra giải quyết với bạn chứ không phải người môi giới. Bởi trong thực tế, có nhiều trường hợp tranh chấp không biết đòi tiền cọc từ ai.
Tìm hiểu danh tính của chủ nhà
Người thuê nên tra google để xem những phản hồi thông tin về khu trọ định thuê, số điện thoại của môi giới và chủ nhà trọ xem trước đó có nhiều người thuê trọ phàn nàn hay không. Bạn cũng có thể đến khu trọ vào dịp khác để hỏi thăm về môi trường xung quanh và đạo đức kinh doanh của chủ nhà trọ như thế nào trước khi quyết định đặt cọc.
Hợp đồng phải đầy đủ thông tin
Trong hợp đồng cần phải đảm bảo đầy đủ các thông tin về nhân thân, liên hệ, CMND/căn cước công dân, địa chỉ phòng trọ và các điều khoản đặt cọc, tiền phòng và các loại chi phí khác.
Xem xét kỹ trước khi ký hợp đồng thuê nhà
Trước khi đặt cọc và đặt bút ký vào hợp đồng, bạn nên xem xét thật kỹ các nội dung được ghi trong hợp đồng, nếu chưa hiểu vấn đề nào thì hỏi lại chủ trọ để được giải thích, những điều khoản không phù hợp thì trao đổi và chỉnh sửa,…để tránh được các rủi ro, tranh chấp về sau.
Trường hợp chủ trọ đưa ra bản hợp đồng quá sơ sài thì bạn nên yêu cầu sử dụng mẫu hợp đồng thuê nhà trọ đầy đủ hơn và chỉnh sửa cho phù hợp với đôi bên.

Người thuê phải làm gì khi chủ trọ không trả tiền đặt cọc
Hiện nay, không có chế tài nào xử phạt chủ nhà trọ tự ý phá vỡ thỏa thuận thuê nhà mà Bộ luật Dân sự chỉ quy định về việc sẽ bị mất số tiền cọc cùng với một khoản tiền tương đương với số tiền đó khi không thực hiện theo thỏa thuận thuê nhà ban đầu.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp này, bạn có thể bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của mình bằng các cách sau đây để lấy lại tiền cọc:
- Yêu cầu bên thuê nhà thực hiện đúng theo thỏa thuận trước đó. Nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 328 của Bộ Luật Dân sự.
- Bạn có thể khởi kiện đến Tòa án để giải quyết vấn đề tranh chấp việc đặt cọc tiền thuê nhà giữa các bên theo Bộ Luật Tố tụng dân sự
Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Bao gồm đơn khởi kiện, hợp đồng cho thuê nhà, hợp đồng đặt cọc thuê nhà và bất cứ giấy tờ nào liên quan (nếu có), giấy tờ thân nhân của bên thuê và bên cho thuê.
Bước 2: Nộp hồ sơ: Bạn hãy nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện đang cư trú, làm việc thông qua nộp trực tiếp hay gửi qua đường bưu điện hoặc gửi online qua Cổng thông tin điện tử Tòa án.
Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết: Thông thường thời gian sẽ từ 2 đến 6 tháng tùy vào mức độ phức tạp của vụ án. Trong khoảng thời gian này, Tòa án sẽ chuẩn bị xét xử và mở các phiên tòa giải quyết tranh chấp của các bên.
Kết luận
Tóm lại, việc đặt cọc khi thuê nhà khá quan trọng vì nó đảm bảo cho sự thực hiện thỏa thuận của hai bên một cách đúng đắn. Tuy nhiên, trên thực tế, xảy ra rất nhiều vấn đề xoay quanh tiền đặt cọc thuê nhà giữa người thuê và người cho thuê. Chính vì vậy, thông qua bài viết trên, datnenvenbien.org hy vọng đã giải đáp rõ về “Tiền đặt cọc thuê nhà là gì?” cúng như các cách để lấy lại tiền cọc nhanh chóng để bạn có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm và an tâm khi đi thuê nhà.