• Home
  • |
  • Tài Sản Đảm Bảo Là Gì? Điều Kiện Là Tài Sản Đảm Bảo?

Tài Sản Đảm Bảo Là Gì? Điều Kiện Là Tài Sản Đảm Bảo?

Nhiều khách hàng có nhu cầu dùng tài sản đảm bảo làm thế chấp cho việc vay vốn nhưng chưa nắm rõ khái niệm và quy định pháp lý của nó. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa và thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo trong bài viết ngay sau đây nhé!

 

Tài Sản Đảm Bảo Là Gì ?

Hiện nay, nhu cầu thế chấp vay vốn cho nhiều mục đích như kinh doanh hay chi tiêu cá nhân ngày càng tăng và cấp bách. Phương thức dùng tài sản dảm bảo để thế chấp được xem là một cách tối ưu và phổ biến cho khách hàng. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết về Tài sản dảm bảo để có thể sử dụng cho mục đích vay vốn. Bạn đọc hãy theo dõi bài viết của datnenvenbien dưới đây để hiểu rõ hơn và có thêm những kiến thức bổ ích về tài sản đảm bảo nhé.

1. Khái niệm về tài sản đảm bảo

Căn cứ theo nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó có thông tin quy định về tài sản bảo đảm cụ thể như sau:

Tài sản đảm bảo là tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai ngoại trừ trường hợp Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan đến cấm mua bán, chuyển nhượng và chuyển giao về quyền sở hữu khi xác lập hợp đồng bảo đảm. 

Tài sản đảm bảo bắt buộc là tài sản thuộc quyền sỡ hữu của bên bảo đảm, không xảy ra tranh chấp với các bên khác và được phép giao dịch. Tài sản đảm bảo có thể là quyền sử dụng đất đai.

Tài sản đảm bảo là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tài sản đảm bảo là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tài sản đảm bảo cũng có thể là tài sản thuộc sở hữu của bên thứ ba, hoặc quyền sử dụng đất của bên thứ ba nếu bên đảm bảo, bên nhận đảm bảo và bên thứ ba đồng ý thỏa thuận.

2. Tài sản nào đủ điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo

Để trở thành tài sản đảm bảo có thể vay thế chấp ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác, các loại tài sản cần đảm bảo thỏa mãn đầy đủ các điều kiện theo Điều 295 của Bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau:

2.1. Quyền sở hữu của tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của bên đảm bảo, ngoại trừ hai trường hợp là cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu.

Thực tế quyền sở hữu tài sản để sử dụng làm tài sản đảm bảo khá đa dạng. Những quyền phổ biến thường được sử dụng làm tài sản đảm bảo gồm: quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền theo giấy phép, quyền đòi nợ cho vay, quyền phát sinh từ hợp đồng thỏa thuận, quyền được nhận tiền bảo hiểm khi có rủi ro, quyền đối với phần vốn góp cổ phần công ty, quyền đối với tài khoản và chứng khoán.

Muốn tài sản trở thành đối tượng của các nghĩa vụ bảo đảm phải đảm bảo tài sản đó thuộc sở hữu của bên đảm bảo. Quy định này mục đích nhằm giảm thiểu phần nào rủi ro cho bên nhận đảm bảo.

2.2. Giá trị của tài sản đảm bảo

Theo quy định giá trị của tài sản đảm bảo có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Trên thực tế, thông thường giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Vì trong trường hợp xử lý tài sản đảm bảo thì giá trị thu được từ việc bán tài sản đảm bảo đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính và chi phí khác như bảo quản, chi phí xử lý tài sản.

Tuy nhiên, các bên có thể thương lượng giá trị tài sản đảm bảo bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ đảm bảo. Trong trường hợp này, nếu tài sản đảm bảo bị xử lý thì bên nhận đảm bảo có thể chịu rủi ro thiệt hại nếu bên đảm bảo không còn tài sản khác để thanh toán nghĩa vụ.

2.3. Các loại hình thái và mô tả của tài sản đảm bảo 

Thông thường các loại tài sản sử dụng làm tài sản đảm bảo bao gồm:

Tài sản đảm bảo là nhà ở, đất đai
Tài sản đảm bảo là nhà ở, đất đai

Thứ nhất, bất động sản và động sản sử dụng làm tài sản đảm bảo ví dụ đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản gắn liền với nhà, đất đai, công trình xây dựng và các tài sản khác theo quy định. 

Tài sản đảm bảo là quyền tài sản
Tài sản đảm bảo là quyền tài sản

Thứ hai, quyền tài sản: căn cứ theo quy định Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 thì được định nghĩa là “quyền trị giá được bằng tiền bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, và các quyền tài sản khác”.

Tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá trị như trái phiếu
Tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá trị như trái phiếu

Thứ ba, các giấy tờ có giá và vật phẩm như: cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền; phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa.

Như vậy, tài sản đảm bảo tồn tại dưới 3 hình thái có thể dùng để vay thế chấp là vật hiện hữu, quyền tài sản và giấy tờ có giá trị.

Việc mô tả tài sản đảm bảo tùy thuộc bên đảm bảo và bên nhận đảm bảo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với trường hợp tài sản đảm bảo là bất động sản, động sản phải đăng ký thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tài sản đảm bảo là quyền tài sản thì thông tin được mô tả phải thể hiện được tên, căn cứ pháp lý phát sinh quyền tài sản. Điều kiện này yêu cầu tài sản đảm bảo phải là tài sản tồn tại trên thực tế và cho dù được mô tả chung nhưng vẫn phải xác định được.

3. Hướng dẫn thủ tục tiến hành đảm bảo bằng tài sản

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì: “Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký ghi vào sổ đăng ký, hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên đảm bảo dùng tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận đảm bảo.” Trong đó thông tin quy định có chín loại biện pháp bảo đảm gồm: “cầm cố, thế chấp, ký quỹ, đặt cọc, ký cược, tín chấp, bảo lãnh, cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu”.

Thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo
Thủ tục tiến hành đảm bảo bằng tài sản

3.1. Hồ sơ đăng ký tài sản đảm bảo bao gồm

Hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp;

Hợp đồng chính được đảm bảo thực hiện nghĩa vụ;

Một bản chính tờ khai đăng ký thế chấp;

Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản đảm bảo của bên thế chấp;

Các tài liệu khác có liên quan tài sản bảo đảm nếu có.

3.2. Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm

Nhằm đảm bảo hiệu lực và xác định thứ tự ưu tiên thanh toán cần phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm trình tự thực hiện như sau:

Nộp hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo thế chấp tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia thuộc Bộ Tư pháp Chính phủ.

Cơ quan thuộc thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ và pháp lý của hồ sơ đăng ký đảm bảo.

Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, người tiếp nhận vào sổ tiến nhận và cấp cho người yêu cầu đăng ký phiếu hẹn trả kết quả.

Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ theo quy định người tiếp nhận hướng dẫn để người đăng ký trực tiếp hoàn thiện hồ sơ, hoặc lập văn bản hướng dẫn người đăng ký hoàn thiện hồ sơ theo quy định pháp luật.

3.3. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký đảm bảo

 Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP quy định thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký như sau:

“Cơ quan có thẩm quyền đăng ký đảm bảo cung cấp thông tin về biện pháp đảm bảo sẽ có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký đảm bảo ngay trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu cơ quan nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp nếu phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng sẽ không quá 3 ngày làm việc theo quy định.

Trường hợp người đăng ký nộp hồ sơ đăng ký biện pháp đảm bảo bằng quyền sử dụng đất đai, tài sản có gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp Xã). Hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thì thời gian xử lý hồ sơ đăng ký sẽ được tính từ ngày mà Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ từ Ủy ban nhân dân cấp Xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận, và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến theo quy định”.

4. Những câu hỏi thường gặp

4.1. Một tài sản có thể dùng làm đảm bảo cho nhiều thế chấp không?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 296 Bộ luật Dân sự quy định: “Một tài sản có thể được dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Theo quy định trên, không phải mọi trường hợp một tài sản có thể được dùng để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ, mà chỉ trong trường hợp giá trị của tài sản đó tại thời điểm thực hiện giao dịch lớn hơn tổng các giá trị của nghĩa vụ được đảm bảo. 

Tuy nhiên, nếu một tài sản đảm bảo nhiều nghĩa vụ thì bên đảm bảo phải thông báo bằng văn bản cho các bên cùng nhận bảo đảm, bên giữ tài sản (nếu có) sau khi biết về việc tài sản này đang dùng để đảm bảo cho nghĩa vụ khác.

Lưu ý, khi một trong các nghĩa vụ đến hạn thì tất cả các nghĩa vụ khác đều sẽ được coi là đến hạn và cũng sẽ được tham gia xử lý tài sản đảm bảo.

4.2. Quy định xử lý tài sản đảm bảo như thế nào khi không trả được nợ?

Căn cứ theo Điều 303 Bộ luật Dân sự quy định trường hợp thế chấp, cầm cố, các bên có thể thỏa thuận các biện pháp xử lý tài sản bằng các cách bao gồm: bán đấu giá tài sản đảm bảo; bên nhận đảm bảo tự bán tài sản; hoặc bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản đảm bảo để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên đảm bảo; các phương thức khác theo thỏa thuận từ trước của các bên.

Nếu trong trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản thế chấp cầm cố sẽ được bán đấu giá.

5. Lời Kết

Trên đây là những giải đáp và thông tin hữu ích về Tài sản đảm bảo là gì? Hy vọng nội dung bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn còn băn khoăn, vui lòng liên hệ cho datnenvenbien để được hỗ trợ.

Bài đọc tham khảo:

Đất tranh chấp là gì? 2 hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp đất

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

bài viết liên quan

Lãi suất 0% là gì ? Kiến thức về lãi suất bạn cần biết

Lãi suất 0% là gì ? Kiến thức về lãi suất bạn cần biết

Full thổ cư là gì ? Những Kiến Thức Về Đất Thổ Cư

Full thổ cư là gì ? Những Kiến Thức Về Đất Thổ Cư

Thừa Kế Theo Di Chúc Là Gì ? Quy Định Liên Quan Đến Thừa Kế Bạn Cần Biết

Thừa Kế Theo Di Chúc Là Gì ? Quy Định Liên Quan Đến Thừa Kế Bạn Cần Biết

Tài Sản Đảm Bảo Là Gì? Điều Kiện Là Tài Sản Đảm Bảo?

Tài Sản Đảm Bảo Là Gì? Điều Kiện Là Tài Sản Đảm Bảo?
>