• Home
  • |
  • Shophouse Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Shophouse

Shophouse Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Shophouse

Shophouse là hình thức bất động sản rất quen thuộc trên thế giới, đặc biệt là ở tại các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam hình thức này mới xuất hiện những năm gần đây nhưng cũng đang phát triển mạnh mẽ và tạo nên một xu hướng đầu tư mới trên thị trường bất động sản. Hãy cùng bài viết phân tích shophouse là gì và những điều cần biết về shophouse ngay dưới đây nhé!

Shophouse là gì?

Shophouse hay còn gọi là nhà phố thương mại, là hình thức căn hộ nhà ở kết hợp với cửa hàng kinh doanh sản phẩm và dịch vụ. Thông thường, shophouse sẽ được thiết kế liền kề với nhau tạo thành một khu kinh doanh thương mại sầm uất.

Với phong cách thiết kế thông minh tiện lợi, đa tính năng, vừa có thể để ở vừa có thể để kinh doanh và cũng có thể cho thuê sinh lời, shophouse đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt trên thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây.

Khái niệm shophouse là gì

Ưu điểm của shophouse

Căn hộ Shophouse sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật về vị trí, thiết kế, lãi suất,… Cụ thể:

Vị trí thuận lợi     

Shophouse sở hữu vị trí đắc địa, thường có vị trí ở các trục đường chính, thường nằm ở tầng trệt của các căn hộ, toà nhà lớn, nơi đông người qua lại. Do đó, căn hộ Shophouse có lợi thế lớn khi tiếp cận được đông đảo khách hàng tiềm năng từ khu dân cư và các khu đô thị xung quanh, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Đây được coi là một trong những điều kiện đảm bảo shophouse kinh doanh hay cho thuê sẽ hoạt động tốt.

Vị trí thuận lợi

Số lượng giới hạn

Do shophouse được xây dựng để phục vụ cư dân bên trong dự án nên số lượng mỗi căn hộ shophouse theo đó cũng giảm theo lượng dân cư dự kiến. Với các dự án tầm trung thì số lượng shophouse chỉ chiếm khoảng 2-3% trên tổng số căn hộ, và có thể chiếm lên tới 5% đối với các dự án lớn như khu đô thị.

Tính thanh khoản cao

Một trong những yếu tố hấp dẫn nữa của shophouse đó là tính thanh khoản cao. Với vị trí thuận lợi, thiết kế thông minh cùng với số lượng hạn chế cũng như thị hiếu của nhiều người, các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua đi bán lại hoặc cho thuê. 

Thiết kế thông minh tiện lợi

Các căn shophouse thường được xây dựng từ 2 tầng tách biệt trở nên vì vậy có thể sử dụng với nhiều chức năng khác nhau như:

  • Mở cửa hàng : Với vị trí đắc địa và thiết kế đẹp, tách biệt việc ở và kinh doanh, shophouse thích hợp để mở cửa hàng, do có rất nhiều cư dân sinh sống, việc mở cửa hàng kinh doanh cũng thuận lợi, sinh lời nhanh chóng.
  • Cho thuê làm văn phòng: Shophouse thường có thiết kế đẹp, sở hữu nhiều lợi thế về diện tích, nằm tại vị trí đẹp gần mặt đường lớn nên có thể đáp ứng các tiêu chí làm văn phòng đại diện cho các công ty, tập đoàn.

Nhược điểm của shophouse

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên, Shophouse cũng có những nhược điểm mà người mua cần lưu ý

Chi phí đầu tư quá lớn

Với vị trí thuận lợi cộng với sự khan hiếm kết hợp với nhu cầu chính là để kinh doanh, Shophouse thường có giá thành cao hơn so với những mô hình căn hộ khác trong dự án đó như nhà liền kề, biệt thự. Do đó để sở hữu được một căn shophouse, nhà đầu tư buộc phải bỏ ra một số tiền lớn hơn so với việc mua căn hộ chung cư.  

Thời gian sở hữu ngắn

Đây là một trở ngại khá lớn đối với các nhà đầu tư khi quyết định bỏ ra một số tiền không nhỏ đầu tư vào shophouse. Về mặt pháp lý, các căn shophouse sẽ được cấp sổ đỏ và có thời gian sử dụng lâu dài nếu được xây dựng trên đất ở.

Tuy nhiên, vì là đất dự án của chủ đầu tư nên thời hạn sử dụng đất thường bị giới hạn không quá 50 năm theo chính sách của từng địa phương. Nếu hết thời hạn sở hữu mà người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước sẽ xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng thời gian không quá 50 năm.

Phụ thuộc vào cộng đồng cư dân

Một trong các yếu tố quan trọng để shophouse có thể kinh doanh thành công đó là cộng đồng cư dân sinh sống nơi đây.

Nhiều người mua shophouse với mục đích là mua đi bán lại để sinh lời. Tuy nhiên, shophouse nhiều khi không phải là “gà đẻ trứng vàng” mà lợi nhuận thu được còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như số lượng dân cư trong khu vực đó, nhu cầu của người mua. Những căn shophouse nằm trong những dự án dân cư đông đúc, sầm uất sẽ mang lại khả năng sinh lời cao.

Nếu dự án shophouse của chủ đầu tư có vị trí đắc địa, không chỉ hấp dẫn cư dân sinh sống tại dự án đó mà còn thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng bên ngoài thì việc kinh doanh buôn bán sẽ mang lại lợi nhuận cao. 

Ngược lại, nếu khu dân cư thưa thớt, nhu cầu mua sắm chưa cao thì việc kinh doanh sẽ gặp khó khăn. Do đó, bên cạnh chất lượng và dịch vụ, trước khi đầu tư vào shophouse, nhà đầu tư cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ về cộng đồng dân cư xung quanh của dự án mình sắp đầu tư.

Một số câu hỏi thường gặp

Tiềm năng lợi nhuận từ việc cho thuê căn hộ shophouse có cao không?

Căn hộ shophouse có mức tỷ suất lợi nhuận cao hay không còn tùy vào mỗi vị trí của mỗi căn shophouse. Hiện nay các căn shophouse đang có tỷ lệ khai thác lên tới khoảng 8-12%/năm. Có thể nói con số này đã vượt xa so với việc bạn gửi tiết kiệm lấy lãi suất ngân hàng và đầu tư vào shophouse sẽ gặp ít rủi ro hơn so với việc đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Người mua căn hộ Shophouse có được quyền mua đi bán lại không?

Căn hộ shophouse cũng là một hình thức bất động sản bình thường. Do đó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng sang tên chuyển nhượng hoặc mua đi bán lại, điều này đã được pháp luật nhà nước quy định giống như các căn hộ chung cư hay nhà đất.

Shophouse có được cấp sổ đỏ không?

Theo luật Đất đai năm 2013 có quy định khi Nhà nước giao đất hoặc cho chủ đầu tư thuê đất để thực hiện dự án thì chủ đầu tư sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ diện tích đất trong dự án đó.

Bên cạnh đó, theo Điều 188 khoản 1 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014 có quy định chủ đầu tư khi chuyển nhượng shophouse phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Như vậy, shophouse sẽ được cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ) và đây cũng là điều kiện quan trọng cần phải có khi nhà đầu tư chuyển nhượng cho người mua, nếu không có giấy chứng nhận sẽ không được chuyển nhượng hoặc cho tặng.

Cần lưu ý gì khi trước khi ký hợp đồng mua bán căn hộ Shophouse?

Trước khi ký hợp đồng mua bán, nhà đầu tư nên xem và đọc kỹ các điều khoản nổi bật như: Thời hạn bàn giao Shophouse, điều kiện bàn giao chi tiết Shophouse, các quy định về các ngành hàng cấm kinh doanh tại shophouse đó, giá điện nước được tính như thế nào với khu nhà phố thương mại?…

Lời kết

Thông qua bài viết này, bạn đọc có thể nắm được những thông tin cơ bản về về shophouse và những ưu, nhược điểm của nó, từ đó có thể quyết định lựa chọn đầu tư hay không. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.

Bài đọc tham khảo:

Căn Penhouse là gì? Giải đáp chi tiết về penhouse 

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

bài viết liên quan

Hoanggiangnguyen.com-Nơi cung cấp thiết bị đèn tốt nhất hiện nay

Hoanggiangnguyen.com-Nơi cung cấp thiết bị đèn tốt nhất hiện nay

Vansunhuy.net – Nơi xem bói tử vi và phong thủy chính xác nhất

Vansunhuy.net – Nơi xem bói tử vi và phong thủy chính xác nhất

Sathoangcung.com-nơi cung cấp sắt mỹ nghệ tốt nhất

Sathoangcung.com-nơi cung cấp sắt mỹ nghệ tốt nhất

Nghemoigioi.vn – Nơi cung cấp dịch vụ bất động sản tốt nhất

Nghemoigioi.vn – Nơi cung cấp dịch vụ bất động sản tốt nhất
>