Trong xây dựng, phần thô đóng vai trò quan trọng trong kết cấu của một công trình. Phần thô là gì? Là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm và băn khoăn. Trong bài viết dưới đây, datnenvenbien.org sẽ giới thiệu đến bạn đọc những kiến thức về phần thô.

Phần thô là gì?
Phần thô được hiểu là bộ phận chịu lực chính của các công trình. Quá trình thi công bao gồm các công đoạn như:
- Phần ngầm: Thi công bể ngầm, móng,..
- Phần khung bê tông cốt thép: Thi công phần dầm, sàn, cột,..
- Phần xây tô: Thi công tường bao, vách ngăn, cầu thang,..
- Hệ thống điện nước: Ống nước âm sàn, dây điện âm tường,..
Giống như bộ xương trên cơ thể người, phần thô được xem là khung xương vững chắc cho ngôi nhà. Thi công phần thô là tiền đề quan trọng cho tất cả các quy trình, hạng mục phía sau. Do đó, trong quá trình thi công phần thô nên được tính toán và đo lường một cách kỹ lưỡng.
Phần thô được thi công càng chuẩn, càng đảm bảo tuân thủ số đo, kỹ thuật như bản thiết kế thì những hạng mục thi công phía sau sẽ được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế được những rủi ro.
Trên đây, datnenvenbien.org đã chia sẻ đến bạn đọc phần thô là gì? Thực tế cho rằng, xây dựng phần thô rất quan trọng và nó được nhiều công trình áp dụng. Khi xây dựng phần thô nên chú ý đến số liệu và vật liệu để đạt được kết quả tốt nhất.
Tầm quan trọng khi xây dựng phần thô là gì?
Tầm quan trọng của xây dựng phần thô là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Theo đó, phần thô được đánh giá là phần chiếm nhiều thời gian và công sức nhất trong quá trình xây dựng. Vậy nó có ý nghĩa gì với căn nhà? Dưới đây datnenvenbien.org sẽ chia sẻ đến bạn đọc một vài tầm quan trọng của xây dựng phần thô, cụ thể như sau:
Xây nhà phần thô được đánh giá là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng. Phần thô được xem là tiền đề cho các hoạt động cũng như hạn mục phía sau. Thi công phần thô càng đảm bảo chất lượng thì quá trình xây dựng sau này sẽ diễn ra càng nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm về nhiều mặt.
Phần thô được xây dựng kỹ lưỡng và đảm bảo đúng thông số kỹ thuật như bản vẽ sẽ cho ra một công trình vừa đảm bảo chất lượng vừa gia tăng tuổi thọ. Đối với những vùng đất lún sâu hay có nhiều vũng lầy, đất ven biển, sông,.. thì công đoạn xây dựng nền móng phải được diễn ra một cách cẩn thận. Xây dựng nền móng chắc chắn sẽ đảm bảo căn nhà hay công trình được bền vững.
Ý nghĩa tiếp theo của việc xây dựng phần thô chính là thuận tiện trong việc sửa chữa và xây thêm. Đối với một phần thô tốt quá trình sửa chữa hoặc xây thêm sẽ trở nên thuận tiện và tiết kiệm được chi phí xây phần thô mới.
Xây dựng phần thô giúp định hình cấu trúc căn nhà theo như bản vẽ. Tạo nên những công trình đúng thiết kế, kiến trúc đẹp và sang trọng.
Thi công phần thô gồm những hạng mục nào?
Sau khi có những kiến thức nền về phần thô, tầm quan trọng của xây dựng phần thô thì sau đây, datnenvenbien.org sẽ chia sẻ đến bạn đọc những hạng mục trong thi công xây dựng phần thô. Theo đó, thi công xây dựng nhà phần thô gồm 4 hạng mục chính:
Phần ngầm
Một trong những hạng mục quan trọng phải kể đến trong xây dựng phần thô chính là phần ngầm. Trong đó phải kể đến phần móng và bể ngầm.
Phần móng được thực hiện khá nhiều thời gian và công sức. Người thi công phải định vị được móng, trải qua quá trình đào, vận chuyển đất thừa, gia công dựng cốt thép móng để đổ bê tông.
Những bể ngầm được xây dựng với mục đích tích trữ nước đối với các khu dân cư. Xây dựng bể ngầm đảm bảo đúng thông số kỹ thuật để không bị hiện tượng rỉ nước, nghẹt bể.
Nên dùng các ống nhựa đảm bảo chất lượng để xây dựng bể ngầm. Đồng thời đảm bảo hệ thống cấp nước và thoát nước diễn ra trơn tru tránh hiện tượng ngập nước, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Phần móng là nền tảng giúp căn nhà đứng vững và chịu lực. Nó đóng vai trò quan trọng, cần được xây dựng kỹ càng và chỉnh chu. Móng càng vững, càng chắc thì ngôi nhà hay công trình sẽ càng sử dụng được lâu hơn.
Tùy thuộc vào từng công trình khi thi công mà có thể áp dụng các loại móng khác nhau như: Móng tự nhiên, móng đơn, móng cọc, móng bè hay móng băng. Dù là áp dụng loại hình thức xây dựng móng nào đi chăng nữa thì mục đích cuối là vẫn đảm bộ độ chắc và vững mạnh.
Phần khung bê tông, cốt thép
Tiếp theo trong hạng mục thi công xây nhà phần thô chính là phần khung bê tông, cốt thép. Giữ vị trí quan trọng thứ hai trong quá trình xây dựng. Phần khung bê tông, cốt thép gồm quá trình xây dựng cột, dầm, sàn.
Sau khi xây dựng xong phần móng, phần khung được tiến hành thực thi nhằm kết nối với nhau tạo nên khả năng định hình và chịu lực cho công trình. Các vị trí của cột, dầm chính, dầm phụ được bố trí phù hợp để giúp công trình chịu lực và ổn định về sau.
Quá trình thi công phần khung bê tông và cốt thép tạo điều kiện cho việc xây tô thuận tiện và thời gian hoàn thiện công trình nhanh hơn. Phần khung phải được thiết kế theo những thông số trong bản vẽ kỹ thuật để những hạng mục phía sau được thống nhất về kích thước cũng như vật liệu.
Phần xây tô trát
Phần xây tô trát bao gồm các công đoạn xây tường bao quanh, vách ngăn, xây cầu thang,… Phần xây tô là công đoạn cần thiết trong những hạng mục xây nhà phần thô. Việc xây dựng sẽ dựa vào khung bê tông cốt thép đã được xây dựng trước đó.
Những vách tường được tạo ra từ gạch và xi măng. Sau khi xây dựng nên những bức tường ngăn vách, người công nhân sẽ tiến hành tô trát. Những vách tường giúp ngăn cách và bao che cho từng căn phòng. Tạo nên sự khép kín cho công trình.
Việc trác tô cần được thực thi đúng kỹ thuật để đám bả độ chống thấm cho tường tốt nhất và giúp các viên gạch gắn kết chặt chẽ với nhau. Tỷ lệ giữa cát, xi măng, nước cần trộn theo công thức phù hợp để tạo nên hỗn hợp vững chắc và chống thấm tốt.
Đi hệ thống điện, nước, viễn thông âm tường
Ngày nay, hệ thống điện nước trong các công trình và nhà ở đều dùng hệ thống điện, nước âm tường. Bởi lẽ, nó mang đến cho căn nhà thêm sang trọng, tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo được độ an toàn trong quá trình sử dụng.
Trước khi thi hành lắp hệ thống ống nước và điện nên có một bản thiết kế chi tiết về vị trí sẽ lắp đặt cũng như đường đi của hệ thống. Việc lắp đặt theo đúng bản vẽ sẽ tạo được sự an toàn và hợp lý cho công trình.
Tiếp đến trong hạng mục xây dựng phần thô chính là thiết kế hệ thống cáp mạng và điện thoại. Hai hệ thống này nên được lắp đặt ở những nơi phù hợp để dễ dàng sửa chữa khi gặp sự cố.
5 yếu tố ảnh hưởng đến giá xây nhà phần thô là gì?
Xây nhà phần thô là giai đoạn quan trọng và chiếm nhiều thời gian trong quá trình thi công. Do đó, giá xây dựng phần thô cũng phải bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Sau đây, datnenvenbien.org xin gửi đến bạn đọc 5 yếu tố ảnh hưởng đến giá xây nhà phần thô, cụ thể như sau:
Quy mô công trình
Một trong 5 yếu tố tác động đến giá xây nhà phần thô chính là quy mô công trình. Quy mô công trình sẽ tỷ lệ nghịch với giá xây dựng. Đối với những công trình có quy mô lớn thì giá xây dựng phần thô sẽ thấp hơn so với các công trình có quy mô nhỏ.
Có thể hiểu rằng, quy mô nhà càng lớn sẽ cần số lượng vật tư nhiều, khi đó giá mua sỉ vật tư sẽ rẻ hơn khi mua lẻ. Đối với những công trình nhỏ, lượng vật tư cần ít hơn do đó người mua chỉ được hưởng giá lẻ dẫn đến chi phí cao hơn so với các công trình lớn.

Giá nhân công
Giá nhân công sẽ bị tác động và thay đổi bởi những yếu tố sau:
- Từng địa phương: Tùy vào từng địa phương mà giá nhân công sẽ khác nhau. Đối với những vùng quê thì giá nhân công sẽ thấp hơn so với giá nhân công trên thành phố.
- Trình độ tay nghề: Công nhân có trình độ tay nghề cao, kinh nghiệm nhiều thì giá thuê sẽ cao hơn so với những công nhân mới vào nghề. Trình độ tay nghề được đánh giá qua những công trình đã thực hiện, độ sắc nét, chỉnh chu trong quá trình thi công của từng công nhân,..
- Quy mô công trình: Quy mô công trình càng lớn thì giá nhân công sẽ càng thấp, nguyên lý giống như với giá vật liệu.
- Độ phức tạp của công trình: Công trình càng nhiều chi tiết, càng cầu kỳ về thiết kế thì cần phải có đội ngũ thi công chuyên nghiệp. Do đó, tiền trả cho những công nhân có tay nghề cao sẽ cao hơn.
- Yêu cầu tiến độ: Đối với những công trình yêu cầu tiến độ thực hiện nhanh, đòi hỏi phải tăng ca để hoàn thành. Vì vậy, giá nhân công khi tăng ca sẽ tăng cao và tiền trả cho nhân công cũng gia tăng.
Kết cấu địa chất ảnh hưởng đến móng xây dựng
Tùy thuộc vào tình hình mặt bằng mà các công ty thực hiện xây dựng phần thô sẽ báo giá thi công phần móng cho khách hàng. Đối với mặt bằng nhỏ, sụn, lún,.. chi phí xây dựng phần móng phải gia tăng do cần xây dựng cố định và thời gian thi công kéo dài.
Loại vật tư
Giá vật tư dùng cho phần thô như: Cát, đá, xi măng, gạch,.. Mỗi một thương hiệu hay chủng loại sẽ có mức giá và chất lượng khác nhau. Tùy theo mong muốn của khách hàng mà các công ty thi công sẽ lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Giá vật tư sẽ luôn biến động theo mùa, theo từng thời điểm trong năm. Do đó bạn nên xây dựng tài chính dự trù phù hợp cho thời điểm xây dựng và đảm bảo mức giá thích hợp với tài chính của bản thân.
Bản thiết kế
Bảng thiết kế là nền tảng quan trọng để xem xét và đối chiếu trong quá trình xây dựng. Bản thiết kế thể hiện chi tiết các thông số kỹ thuật, thiết kế, vị trí các thiết bị,.. của căn nhà.
Nếu muốn những hạng mục phía sau được thiết kế đồng nhất và tiết kiệm thời gian thì bản thiết kế nên được đo đạc và xem xét kỹ lưỡng. Bản thiết kế càng thể hiện nhiều chi tiết càng làm người thi công có thêm thông tin và chắc chắn trong quá trình xây dựng.
Lưu ý khi xây dựng phần thô là gì?
Sau khi đã tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến thi công phần thô, để hạn chế những rủi ro và gia tăng tuổi thọ cho công trình, người thi công nên chú ý những vấn đề sau:
Thi công xây dựng phần thô cần quan tâm đến vật liệu: Khi lựa chọn nhà thầu thi công nên xem rõ cam kết về sử dụng vật liệu, chất lượng vật liệu. Tránh hiện tượng gian lận dẫn đến thâm hụt và ảnh hưởng xấu đến kết cấu của ngôi nhà.
Quá trình đào móng: Quá trình này cần được xem xét kỹ lưỡng và đo đạc chính xác. Cần xác định tình trạng đất và từ đó đưa ra được loại móng phù hợp cũng như hướng giải quyết.
Cần quan tâm đến đường đi của điện và ống nước. Như đã nói ở trên, điện với nước được thiết kế âm tường và âm sàn. Do đó, trong quá trình xây dựng phần thô hoạt động này nên được diễn ra phù hợp nhằm hạn chế sai sót. Nếu hoàn thiện xong căn nhà mà có vấn đề về dây điện và ống nước thì rất khó có thể sửa chữa.
Người xây dựng nên lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín và có trình độ chuyên môn cao. Phần thô đóng vai trò quan trọng, do đó đội ngũ tay nghề cao sẽ giúp bạn gia tăng thời gian sử dụng căn nhà.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của datnenvenbien.org về phần thô là gì? Thi công phần thô gồm những gì? Theo đó, người xây dựng nên quan tâm đến quá trình xây dựng phần thô để tạo được một kết cấu vững chắc cho công trình. Hy vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích cho quý độc giả.
Xem thêm bài viết: