• Home
  • |
  • Đất SKC Là Gì? 6 Điều Quan Trọng Về Đất SKC

Đất SKC Là Gì? 6 Điều Quan Trọng Về Đất SKC

Trong bài viết này, Datnenvenbien sẽ giải đáp về khái niệm SKC là gì? Và cùng với đó sẽ là những điều bạn cần biết về loại đất SKC.

Đất SKC là gì?

Căn cứ theo Phụ lục số 01 được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, đất SKC là kí hiệu của loại đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Theo đó, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (SKC) thuộc nhóm đất chuyên dùng (CDG) nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp (PNN). Dưới đây là trích dẫn nguyên văn khái niệm của từng nhóm đất trên được ghi trong Phụ lục số 01.

Đất phi nông nghiệp (PNN) là nhóm đất gồm các loại đất sử dụng vào mục đích không thuộc nhóm đất nông nghiệp, bao gồm đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;…

Đất chuyên dùng (CDG) là nhóm đất bao gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước; xây dựng công trình sự nghiệp; đất quốc phòng; đất an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng.

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (SKC) là đất làm mặt bằng để xây dựng công trình sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, nhà máy nước nằm độc lập ngoài các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung.

đất skc là gì? mục đích sử dụng

Mục đích sử dụng đất SKC là gì?

Đất SKC được dùng vào mục đích sau đây chủ yếu phục vụ việc kinh doanh:

  • Xây các công trình sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp
  • Xây dựng nhà máy nước, khu chế xuất, sản xuất
  • Làm sân kho, nhà kho hoặc làm bãi của cơ sở sản xuất

Vậy, đất SKC không dùng với mục đích trồng cây dù cho là câu nông nghiệp hay cây công nghiệp. Ngoài ra, đất SKC cũng không được phép xây nhà trên đó.

6 điều quan trọng nhất cần biết về đất SKC là gì?

Đất SKC có hạn mức sử dụng không?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 15 thuộc Chương 2 (Quyền và trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai) của Luật Đất đai 2013 (Luật Đất đai 2013 cũng được coi là Luật Đất đai hiện hành), Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Tuy nhiên, loại đất SKC là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, chứ không phải là đất nông nghiệp hay đất ở, nên không có hạn mức sử dụng cụ thể cho loại đất này.

Thời hạn sử dụng của đất SKC là bao nhiêu lâu?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 15 thuộc Chương 2 (Quyền và trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai) của Luật Đất đai 2013, Nhà nước có quy định về thời hạn sử dụng đất theo hai hình thức dưới đây:

  • Sử dụng đất ổn định lâu dài
  • Sử dụng đất có thời hạn

Với loại đất SKC (đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp), thời hạn sử dụng của loại đất này được quy định tại Điều 126 thuộc Chương 10 (Chế độ sử dụng các loại đất) của Luật Đất đai 2013 như sau:

  • Thời hạn giao đất, cho thuê đất với tổ chức để sử dụng vào mục đích làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sẽ là không quá 50 năm.
  • Đối với các dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, hoặc dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê không quá 70 năm.
  • Diện tích đất SKC thuộc quỹ đất không thuộc quyền quản lý của Nhà nước giao thì không giới hạn thời gian cho thuê.

Có cần gia hạn sử dụng đất SKC không?

Đối với bất kì loại đất nào nếu có được cho thuê, hoặc được giao đất bởi Nhà nước, nếu đất có thời hạn sử dụng thì khi sắp hết hạn sử dụng đất ta sẽ phải gia hạn sử dụng đất.

Thời gian gia hạn sử dụng đất SKC:

Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 74 Nghị định 43/2-14/NĐ-CP, nếu cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất được nhà nước cho thuê vào mục đích làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp muốn tiếp tục gia hạn sử dụng đất thì trước khi hết hạn 6 tháng ta cần phải tiến hành thủ tục xin gia hạn đất.

Thủ tục xin gia hạn sử dụng đất SKC:

Về hồ sơ xin gia hạn sử dụng đất SKC nói riêng và các loại đất khác nói chung, bạn có thể đọc trong Khoản 9 Điều 9 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin gia hạn đất SKC, cần phải đem nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Sau đó, nếu hồ sơ đủ điều kiện gia hạn sẽ được gửi tới Văn phòng đăng ký đất đai và tiếp tục làm các thủ tục tiếp theo về ký hợp đồng thuê đất cho gia hạn đất.

Người sử dụng đất thuộc đối tượng phải trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì khi được gia hạn sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với thời gian được gia hạn theo đúng quy định.

Điều này đã được quy định rõ trong Điều 109 thuộc Chương 8 (Tài chính về đất đai, giá đất và đấu giá quyền sử dụng đất) của Luật Đất đai 2013.

Khi thực hiện thủ tục hành chính gia hạn sử dụng đất, ta cần lưu ý thời gian để thực hiện thủ tục này là không quá 7 ngày.

Còn với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính gia hạn sử dụng đất được quy định là không quá 15 ngày.

Có được chuyển đổi đất SKC sang đất thổ cư không?

đất skc là gì? chuyển mục đích sử dụng

Đây là một câu hỏi được rất nhiều người muốn biết khi nhắc tới đất SKC.

Trong Luật Đất đai 2013 đã quy định rất rõ, cụ thể là tại Điều 6 thuộc Chương 1 (Quy định chung) của Luật Đất đai có nêu rõ rằng nguyên tắc sử dụng các loại đất nói chung là phải đúng mục đích sử dụng đất của loại đất ấy.

Như đã nêu ở phần trên, đất SKC có mục đích làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp chứ không phải là đất trồng cây nông nghiệp hay đất ở. Chính vì vậy, phải sử dụng đất SKC đúng với mục đích mà nhà nước đã quy định.

Đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đã được nhà nước cho thuê, cấp quyền sử dụng đất SKC, nếu muốn sử dụng đất SKC với mục đích khác thì cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Như vậy, có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC sang thành đất thổ cư.

Vì loại đất SKC là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, không thuộc danh sách 5 trường hợp chuyển mục đích không phải xin phép quy định trong Khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT. Nên khi chuyển mục đích sử dụng đất SKC, bạn sẽ buộc phải xin phép.

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC sang đất ở:

Về hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất, nhà nước đã quy định rõ trong Điều 6 thuộc Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.

Tương tự như việc gia hạn sử dụng đất, việc chuyển mục đích sử dụng đất sau khi ta chuẩn bị hồ sơ xong, sẽ đem nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Sau khi xem xét đạt tiêu chuẩn, hồ sơ sẽ được gửi tới Ủy ban nhân dân.

Đối với cá nhân, hộ gia đình, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ là cơ quan cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Đối với tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo Khoản 1 Điều 57 thuộc Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày.

Có xây nhà trên đất SKC được không?

Bạn sẽ không được xây nhà trên đất SKC nếu chưa xin chuyển mục đích sử dụng đất SKC sang đất ở.

Vì theo quy định của Luật Đất đai, mỗi loại đất đều phải sử dụng với đúng mục đích của mình. Ví như đất ở thì sẽ được xây nhà, chung cư. Đất trồng cây hàng năm khác thì lại được trồng những loại cây như rau, cây màu, kể cả dược liệu, mía, đay, sả… Và đất SKC cũng như vậy. Và mục đích sử dụng của đất SKC không phải là để xây nhà.

Tuy nhiên, nếu cá nhân, hộ gia đình, tổ chức muốn xây nhà trên đất SKC thì vẫn có thể được. Điều kiện là phải xin phép chuyển mục đích sử dụng sang đất ở và được cho phép.

Có nên đầu tư vào đất SKC không?

đất skc là gì? đầu tư đất

Đầu tư vào đất là một trong nhiều hướng đầu tư hot hiện nay bên cạnh hướng đầu tư vào chứng khoán hay đầu tư vào vàng. Vì đầu tư vào đất có tỉ lệ rủi ro thấp hơn và đất cũng khó mất giá hơn.

Thị trường bất động sản luôn luôn biến đổi không ngừng và nhất là khi vừa trải qua đại dịch Covid-19. Hiện tại, việc phát triển các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp đang được tăng cường để bù đắp lại thâm hụt kinh tế trong giai đoạn vừa rồi.

Đất SKC sẽ phù hợp với những cá nhân, gia đình, tổ chức có định hướng phát triển các cụm công nghiệp, hoặc sẽ được mua lại và cho các doanh nghiệp thuê lại để làm khu chế biến, chế xuất.

Khi đầu tư vào đất SKC, nhà đầu tư phải lưu ý những điều sau đây:

  • Cần hiểu rõ các quy định pháp luật về đất đai được quy định trong Luật Đất đai 2013.
  • Tìm hiểu kỹ về tình trạng của thửa đất muốn đầu tư xem thửa đất này đã có đầy đủ giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật hay chưa (được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa, đất có còn đang trong thời hạn sử dụng hay không…)
  • Tìm hiểu kỹ xem thửa đất SKC đó có dính tranh chấp gì hay không, có bị kê biên không

Bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng như vậy thôi, cần phải nắm rõ các thông tin về đối tượng được đầu tư cũng như bản thân nhà đầu tư phải có kiến thức thì việc đầu tư mới đem lại lợi nhuận được.

Kết luận

Trên đây, Datnenvenbien đã giải thích cho bạn khái niệm đất SKC là gì và mục đích sử dụng đất SKC là gì.

Bên cạnh đó, Datnenvenbien đã liệt kê ra 6 điều quan trọng nhất mà bạn cần biết về đất SKC. Hy vọng rằng, bài viết trên đã đủ giải thích các thắc mắc của bạn về loại đất SKC này nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Đất BHK Là Gì? 7 Điều Cần Quan Tâm Về Đất BHK

Đất DTL Là Gì? Những Ai Có Quyền Được Sử Dụng Đất DTL?

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

bài viết liên quan

Hoanggiangnguyen.com-Nơi cung cấp thiết bị đèn tốt nhất hiện nay

Hoanggiangnguyen.com-Nơi cung cấp thiết bị đèn tốt nhất hiện nay

Vansunhuy.net – Nơi xem bói tử vi và phong thủy chính xác nhất

Vansunhuy.net – Nơi xem bói tử vi và phong thủy chính xác nhất

Sathoangcung.com-nơi cung cấp sắt mỹ nghệ tốt nhất

Sathoangcung.com-nơi cung cấp sắt mỹ nghệ tốt nhất

Nghemoigioi.vn – Nơi cung cấp dịch vụ bất động sản tốt nhất

Nghemoigioi.vn – Nơi cung cấp dịch vụ bất động sản tốt nhất
>