Có thể nói Đất ở đô thị là một trong những nguồn tài nguyên quý giá luôn được các nhà đầu tư săn đón. Bởi giá trị chuyển đổi cao, dễ mua bán sang nhượng đem lại nguồn lợi ích to lớn. Để hiểu sâu hơn về khái niệm Đất ở đô thị là gì cũng như các vấn đề liên quan, hãy tìm hiểu cùng http://datnenvenbien.org qua bài viết dưới đây:
Khái niệm về Đất ở đô thị là gì ?
Để hiểu Đất ở đô thị là gì, trước hết bạn phải hiểu rõ về khái niệm Đất ở và khái niệm Đô thị ?
1. Đất ở là gì ? Đô thị là gì ?
Khái niệm về Đất ở đã được quy định rõ trong các điều khoản nghị định Luật của Chính Phủ căn cứ theo Luật đất đai năm 2014
Theo thông tư 28 năm 2014 của Bộ Tài Nguyên Môi trường, ở mục quy định 2.1 “ đất ở” tại Mục I Phụ lục I có diễn giải chi tiết như sau:
Đất ở là khái niệm nêu rõ về đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình nhằm phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (bao gồm cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở còn bao gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, Đất ở tức là đất được dùng trong việc xây dựng nhà ở và công trình phục vụ đời sống con người
Đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc tại các thành phố, là trung tâm công nghiệp hay thương nghiệp có nhiều hoạt động đóng góp trong kinh tế
2. Đất ở đô thị là gì ?
Đất ở đô thị là loại đất sử dụng nhằm mục đích xây dựng nhà ở và các công trình để đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc để phục vụ đời sống sinh hoạt của cá nhân trong các khu đô thị; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị đã được Các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt . (Theo khoản 1/ Điều 144 Luật đất đa năm 2013).
Tóm gọn lại Đất ở đô thị là :
Đất ở được sử dụng ở đô thị
Đất được cá nhân hoặc hộ gia đình xây dựng nhà ở hoặc các công trình phục vụ cuộc sống
Đất xây ao, vườn cùng trong thửa đất thuộc khu dân cư ở đô thị.
3 lưu ý quan trọng trong việc sử dụng Đất ở đô thị
Đất ở đô thị là khu vực dân cư tập trung sinh sống có mật độ cao, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá xã hội lớn, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương
Chính vì vậy Đất ở đô thị có nhu cầu mua cao, được sở hữu lâu dài, đem lại lợi nhuận có giá trị cao nhiều so với các loại đất khác nên hạn mức và thời gian sử dụng được quan tâm lớn
1. Hạn mức về Đất ở đô thị
Căn cứ theo Điều 144 – Luật Đất Đai năm 2013 có ghi rõ chi tiết quy định :
Ủy ban nhân dân Cấp Tỉnh/ Thành phố căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương để quy định hạn mức đất ở bàn giao cho các cá nhân hay hộ gia đình tự xây dựng nhà ở.
Trong trường hợp chưa đủ điều kiện để bàn giao đất xây dựng nhà ở theo dự án đầu tư thì diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
Việc chuyển đổi đất ở sang đất xây dựng để làm cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch của Thành phố; theo kế hoạch sử dụng được các cơ quan ban ngành có thẩm quyền phê duyệt và xác nhận. Và đảm bảo chấp hành đúng các quy định về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường cảnh quan đô thị.”
Như vậy, có thể hiểu ngắn gọn Hạn mức Đất ở đô thị là diện tích đất tại đô thị mà cá nhân hay hộ gia đình được phép sử dụng tối đa do nhà nước bàn giao hoặc nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác
2. Đất ở đô thị có thời hạn sử dụng đến khi nào ?
Điều 125 Luật đất đai năm 2013 có quy định rõ ràng về thời hạn sử dụng đất ở. Cụ thể đối với cá nhân hay hộ gia đình đều có thể sử dụng đất ở lâu dài và ổn định trong các trường hợp sau đây:
- Đất ở đô thị được bàn giao cho hộ gia đình hay cá nhân sử dụng;
- Đất nông nghiệp tại các cộng đồng dân cư sử dụng để bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với các phong tục, tập quán của địa phương
- Đất rừng phòng hộ, đặc dụng và đất rừng sản xuất là ở rừng tự nhiên
- Đất ở trong thương mại, dịch vụ hoặc ở các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân hay hộ gia đình đang sử dụng đất ổn định, không phải là đất được Nhà nước cho thuê hay bàn giao sử dụng có thời hạn
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan sở mỏ tại địa phương gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; đất xây dựng các công trình thuộc các ban ngành và lĩnh vực về y tế, giáo dục, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể dục thể chất, khoa học công nghệ, ngoại giao, môi trường hay các công trình khác.
- Đất sử dụng theo mục đích quốc phòng, an ninh nội bộ theo quy định của Pháp Luật Việt Nam
- Đất tại các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng gồm đất thuộc nhà chùa, nhà thờ, tu viện, thánh đường,các trường đào tạo riêng về tôn giáo hay trụ sở của các cơ sở khác về tôn giáo được Nhà nước cấp phép hoạt động
- Đất tín ngưỡng thờ cúng theo quy định đặc biệt
- Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc đất xây dựng các công trình công cộng khác không nằm trong mục đích kinh doanh
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa theo quy định riêng
- Đất mà các tổ chức kinh tế sử dụng đất phi nông nghiệp ổn định lâu dài chuyển sang đất phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng. Hoặc từ đất phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng chuyển sang đất phi nông nghiệp sử dụng lâu dài thì tổ chức kinh tế được phép sử dụng đất ổn định và lâu dài ( theo khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật Đất Đai năm 2013)
3. Thuế khi sử dụng Đất ở đô thị
Theo Luật đất đai 2013 quy định thì thuế sử dụng đất được hiểu như là tiền phải trả khi sử dụng đất. Đây là số tiền mà cá nhân hay hộ gia đình sẽ phải trả cho Nhà nước khi mà Nhà nước giao loại đất có thu tiền sử dụng hay cấp phép ban hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất
Các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng hay kinh doanh phải có nghĩa vụ chấp hành đóng góp thuế đất theo quy định của Pháp luật về thuế hiện nay
Như vậy, người sử dụng đất cụ thể là sử dụng Đất ở đô thị cũng đều phải thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ đóng thuế đất trong quá trình sử dụng đất
– Hồ sơ kê khai thuế sử dụng đất gồm:
Tờ khai Thuế đất phi nông nghiệp sử dụng cho từng thửa đất, áp dụng mẫu 01/TK-SDDPNN với các cá nhân, hộ gia đình hoặc mẫu 02/TK-SDDPNN với các tổ chức
Bản sao có công chứng giấy tờ có liên quan đến thửa đất phải chịu thuế theo quy định hiện hành của Pháp luật là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định cho thuê hoặc giao đất; quyết định cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Các giấy tờ chứng minh đất ở của cá nhận hay hộ gia đình thuộc diện ưu tiên được miễn giảm thuế theo quy định của Nhà Nước
Như vậy, các cá nhân hay hộ gia đình được Nhà Nước giao cho quyền sử dụng đất phải có nghĩa vụ thực hiện đóng thuế đất theo quy định hiện hành
3 câu hỏi thường gặp (FAQs)
1. Lợi thế trong việc sử dụng Đất ở đô thị là gì ?
Thông thường, Đất ở đô thị là những khu vực có mật độ tập trung dân cư sinh sống cao. Chính vì lẽ đó nên ở đây phát triển rất mạnh các trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế văn hóa xã hội.
Bởi vậy nên Đất ở đô thị có lợi thế cạnh tranh mạnh, do thời hạn sở hữu đất được lâu dài nên thu hút cao so với các loại hình đất khác. Vì vậy người dân thường có nhu cầu mua nhiều do tỷ suất cho thuê tốt lợi nhuận cao.
Đất đô thị có giá trị cao hơn so với các loại đất khác đồng nghĩa với việc sử dụng cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội khu vực đô thị
2. Việc xây nhà trên đất đô thị có hợp pháp không ?
Theo Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 thì nguyên tắc khi sử dụng đất phải là đúng theo kế hoạch, đúng mục đích sử dụng và theo quy hoạch của Nhà nước. Bởi vậy để đảm bảo việc xây dựng được hợp pháp, cần nắm rõ về mục đích sử dụng của từng loại đất. Nếu trong trường hợp mục đích sử dụng chưa đúng thì cần làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng
Vậy thì loại đất nào được cho phép xây dựng nhà ?
Câu trả lời là đất ở.
Bởi vậy nên việc xây dựng nhà ở trên đất thổ cư tại khu vực đô thị là hoàn toàn hợp pháp, miễn sao việc xây dựng không trái pháp luật, không nằm trong diện quy hoạch đất của địa phương. Muốn xây dựng nhà phải có giấy phép xây dựng hợp pháp, đầy đủ pháp lý
3. Đất ở đô thị có phải đất thổ cư hay không ?
Hiện tại trong các văn bản Pháp luật về đất đai tại Việt Nam không có quy định nào có nhắc đến khái niệm Đất thổ cư. Thực tế “ đất thổ cư” là từ Hán – Việt ( Thổ nghĩa là đất, cư nghĩa là ở) chỉ loại đất thường được sử dụng vào mục đích để ở, sinh sống của con người.
Hay nói cách khác, đất thổ cư chỉ là cách người dân gọi thông thường, theo quy định văn pháp Pháp luật thì vẫn sử dụng là “đất ở”.
Bởi thế nên có thể nói Đất ở đô thị cũng chính là đất thổ cư theo cách gọi của người dân
Lời Kết
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ thêm phần nào định nghĩa Đất ở đô thị là gì và những vấn đề xoay quanh nó. Song hành bên cạnh sự phát triển kinh tế thì quá trình quy hoạch độ thị hóa cũng đang phát triển nhảy vọt. Bởi vậy nên việc đầu tư vào Đất đô thị đang có rất nhiều lợi thế tiềm năng.
Có thể kể đến các dự án đầu tư của cả trong và ngoài nước vào các đô thị lớn hiện nay mang lại nhiều lợi ích đến người dân cũng như Chính phủ, tạo đà phát triển hơn cho Đất nước trong tương lai mới, thời đại mới
Bài đọc tham khảo :
Quy Hoạch Đất Nông Nghiệp Là Gì? Những Thông Tin Về Quy Hoạch Đất Nông Nghiệp