• Home
  • |
  • Đất nông nghiệp là gì? Lưu ý gì khi mua đất nông nghiệp ?

Đất nông nghiệp là gì? Lưu ý gì khi mua đất nông nghiệp ?

Theo thống kê cuối năm 2020, tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.134.427 ha, trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.983.482 ha. Mặc dù chiếm tỉ lệ lớn nhưng không phải ai cũng hiểu rõ Đất nông nghiệp là gì?. Qua bài viết sau đây datnenvenbien.org sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại đất này.

Đất nông nghiệp là gì?

Nhắc đến “Đất nông nghiệp là gi? thì hầu như chúng ta chỉ biết đây là loại đất được dùng để trồng các cây nông nghiệp. Thực ra đất nông nghiệp là loại đất mà nhà nước giao cho người dân sử dụng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nghiên cứu thí nghiệm. Từ đó bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần lớn trong hạn chế thiên tai, cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Đất nông nghiệp là gì?

Hình minh họa: “Đất nông nghiệp

Các loại đất nông nghiệp được quy định trên pháp luật

Từ khái niệm “Đất nông nghiệp là gì?”, theo bộ luật đất đai năm 2013 đã được quy định thì đất nông nghiệp chia dựa vào mục đích sử dụng gồm các loại sau đây:

Đất trồng cây hằng năm

Có thể hiểu rằng đây là loại đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng tính từ khi gieo trồng đến lúc thu hoạch không vượt quá 1 năm. Bao gồm đất trồng lúa, cây ngắn ngày và đất trồng các loại cây hằng năm khác như ngô, khoai, sắn…

Đất trồng cây lâu năm

Đất trồng cây lâu năm là đất được sử dụng vào mục đích trồng các loại cây gieo trồng một lần, sinh trưởng và thu hoạch trong nhiều năm sau đó. Các cây lâu năm phổ biến ở Việt Nam: chè, cà phê, ca cao, cao su và các loại cây ăn quả lâu năm. 

Đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất là đất được  sử dụng chủ yếu vào mục đích trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp. Có thể tiến hành trồng xen kẽ thêm cây ngắn ngày để cho hiệu quả kinh tế cao

Đất rừng phòng hộ

Đất rừng phòng hộ là đất được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lở, lũ ống, lũ quét, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, chống biến đổi khí hậu,  bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh đồng thời kết hợp phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Đất rừng phòng hộ

Hình ảnh minh họa: Đất rừng phòng hộ

Đất rừng đặc dụng

Đất rừng đặc dụng có vai trò bảo vệ thiên nhiên hoang dã của quốc gia, là nơi trú ngụ cũng như bảo tồn những động thực vật giống quý,  tránh trường hợp khai thác khiến các giống loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Xây dựng rừng đặc dụng cần phải theo mẫu của hệ sinh thái chuẩn, đảm bảo có đủ các yếu tố bắt buộc. Đất rừng đặc dụng còn giúp bảo vệ di tích lịch sử đất nước, duy trì các địa danh nổi tiếng,  loại đất này còn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học vì sự phong phú trong hệ sinh vật của nó. Hiện nay, rừng đặc dụng đa số được triển khai thành khu du lịch cho khách hàng tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn góp phần lớn phát triển kinh tế

Hình ảnh minh họa: Đất rừng đặc dụng

Đất nuôi trồng thủy sản

Đây là đất nông nghiệp nuôi trồng thuỷ sản. Loại đất này bao gồm ao hồ, đầm, sông, ngòi, kênh, rạch, đất có mặt nước ven biển, bãi bồi ven sông, bãi cát, cồn biển, đất sử dụng cho kinh tế trang trại hay có thể nói đất nuôi trồng thủy sản là đất có mặt nước nội địa. Đó là nơi có điều kiện thích hợp để các loài thủy sản sinh sống và phát triển tốt.

Đất nuôi trồng thủy sản

 

Hình minh họa: Đất nuôi trồng thủy sản

Đất làm muối

Đất làm muối là diện tích đất được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép sản xuất muối, bao gồm: đất sản xuất muối quy mô công nghiệp với sản lượng lớn và đất sản xuất muối thủ công sản lượng nhỏ lẻ. Loại đất này được quy hoạch phân bố ở vùng ven biển để đáp ứng tối đa sự thuận tiện, nhanh chóng trong quá trình sản xuất muối.

Hình minh họa: Đất làm muối

Đất nông nghiệp khác

Gồm đất sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép như rùa, tê tê, thỏ…

Đất dùng để trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm. Có thể kể đến các tổ chức sử dụng như các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các bệnh viện.

Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh…Từ đây đã giúp tạo ra nguồn cây giống phong phú, đáp ứng nhu cầu thị trường

Đất nông nghiệp có chuyển đổi sang đất thổ cư được không?

Khái niệm “Đất nông nghiệp là gì?” đã cho chúng ta biết rằng đất nông nghiệp là của nhà nước nên mọi thủ tục liên quan đều phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Quy định chuyển đổi trong luật đất đai

Căn cứ vào điều khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân có mong muốn chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở thì phải xin phép UBND cấp huyện (hoặc các cấp tương đương như quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

Mặc dù có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất nhưng cũng không thể chắc chắn rằng sẽ được chuyển, vì UBND cấp huyện chỉ đồng ý chuyển khi nhận được kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho phép chuyển. Căn cứ vào điều luật cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã được quy định rõ tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 như sau:

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”.

Như vậy, hộ gia đình, cá nhân có thể chuyển đất nông nghiệp sang đất ở  chỉ khi có quyết định “cho phép chuyển mục đích sử dụng đất” của UBND cấp huyện hoặc cấp tương đương nơi có đất.

Hồ sơ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư

Tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm dơn xin chuyển mục đích sử đất đã ban hành kèm theo thông tư và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3 cách hiểu sai phổ biến trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp có thể tự do bán, đổi, chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức khác

Đất nông nghiệp được xem như tài sản của nhà nước nên việc cá nhân, tổ chức tự ý rao bán là vi phạm pháp luật. Và  nhà nước cũng công nhận việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo nhu cầu, nguyện vọng của các công dân. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp đều được xét duyệt và quá trình chuyển nhượng cần diễn ra theo đúng trình tự, quy định pháp luật

Thời gian sử dụng đất nông nghiệp là mãi mãi

Thời gian sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản và đất làm muối là 20 năm; để trồng cây lâu năm là 50 năm. Như chúng ta đã tìm hiểu khái niệm “đất nông nghiệp là gì” ở đầu bài thì đất nông nghiệp cũng chỉ là người dân được nhà nước cho “mượn” nên thời gian sử dụng nó là hữu hạn.

Khi hết thời hạn được giao đất, nếu hộ gia đình, cá nhân tiếp tục có nhu cầu sử dụng và trong quá trình sử dụng chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được nhà nước gia hạn giao đất đó để tiếp tục sử dụng.

Có thể tự ý xây dựng các công trình, chuồng trại trên đất nông nghiệp

Việc cá nhân, tổ chức tự ý xây dựng các công trình, chuồng trại trên đất nông nghiệp mà chưa được cấp phép từ cơ quan có thẩm quyền là một hành vi vi phạm luật. Hệ quả dẫn đến là có thể bị phạt hành chính hoặc cưỡng chế tháo dỡ công trình đã xây dựng

Các trường  hợp bị thu hồi đất nông nghiệp

Diện tích thuộc khu vực nhà nước quy hoạch dự án, bán đấu giá

Kinh tế phát triển, các khu công nghiệp mọc lên nhiều, các dự án quốc phòng an ninh cũng được đề xuất nhiều để đảm bảo tiêu chí “dân giàu, nước mạnh”. Và ở đây đất nông nghiệp chính là nguồn tư liệu quan trọng để khởi động được các dự án đó. Lúc này nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất và sẽ có chính sách đền bù thỏa đáng cho người dân

Vi phạm pháp luật về đất đai

Các trường hợp được cho là vi phạm luật đất đai dựa vào luật đất đai 2013 bao gồm:

“Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

 Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.”

Chấm dứt việc sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người 

Ở đây là các trường hợp sử dụng đất có thời hạn nhưng không được gia hạn hoặc không có nhu cầu gia hạn, cá nhân định cư ở nước ngoài và không còn sử dụng đất. Về việc tự nguyện trả lại đất thì cá nhân, tổ chức cần gửi thông báo hoặc gửi văn bản trả lại đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đến cơ quan tài nguyên và môi trường để được giải quyết.

Đất nông nghiệp có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm khu vực bị ô nhiễm, sụt lún, sạt lở ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến sức khỏe người dân

Quy định về bồi thường đất nông nghiệp

Điều kiện để được nhận bồi thường

Theo Khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai, điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng quy định như sau:

“Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có iấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.”

Đền bù đất nông nghiệp như thế nào?

Do đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của người nông dân nên khi tiến hành thu hồi đất nông nghiệp thì nhà nước cần có chế tài bồi thường hợp lý để đảm bảo cuộc sống cho người dân. Vậy người dân khi bị thi hồi đất nông nghiệp sẽ nhận được đền bù như thế nào?  Và cách tính giá trị đền bù đất nông nghiệp?

Theo quy định tại Điều 74 Luật Đất Đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất, người dân có đất bị thu hồi khi có đủ điều kiện được đền bù theo quy định thì sẽ được đền bù theo hai hình thức sau:

 “Đền bù bằng đất: Việc đền bù được thực hiện bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất thu hồi, loại đất bị thu hồi là đất nông nghiệp thì sẽ được đền bù bằng một diện tích đất nông nghiệp tương đương phù hợp.

 Đền bù bằng tiền: Trường hợp không có đất để đền bù thì người dân sẽ được bồi thường một khoản tiền bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới, nếu có chênh lệch về giá trị thì phải thanh toán bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.”

Như vậy, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi có thể được đền bù bằng đất có cùng mục đích sử dụng để có thể tiếp tục lao động sản xuất. Hoặc cũng có thể được đền bù bằng tiền, tiền đền bù được tính theo giá đất vào thời điểm quyết định thu hồi.

Trường hợp không được nhận đền bù

Thực tế không phải trường hợp nào khi bị thu hồi đất nông nghiệp cũng nhận được đền bù. Các trường hợp đó là:

Người  sử dụng đất không đủ điều kiện cấp sổ đỏ, đây là điều kiện tiên quyết để nhận được đền bù khi bị thu hồi đất

Người dân chấm dứt sử dụng đất, tự nguyện trả lại đất

Người dân vi phạm luật đất đai

Kết luận 

Hi vọng bài viết này của datnenvenbien sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn “Đất nông nghiệp là gì?”. Có thể hiểu một cách chung nhất đất nông nghiệp là tài sản thuộc quyền quản lý của nhà nước và người dân chỉ là người được cho mượn để tiến hành sản xuất, nuôi trồng phát triển kinh tế. Nên trong quá trình sử dụng cần chấp hành đầy đủ các điều luật đã được quy định để đảm bảo biết được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

bài viết liên quan

Hoanggiangnguyen.com-Nơi cung cấp thiết bị đèn tốt nhất hiện nay

Hoanggiangnguyen.com-Nơi cung cấp thiết bị đèn tốt nhất hiện nay

Vansunhuy.net – Nơi xem bói tử vi và phong thủy chính xác nhất

Vansunhuy.net – Nơi xem bói tử vi và phong thủy chính xác nhất

Sathoangcung.com-nơi cung cấp sắt mỹ nghệ tốt nhất

Sathoangcung.com-nơi cung cấp sắt mỹ nghệ tốt nhất

Nghemoigioi.vn – Nơi cung cấp dịch vụ bất động sản tốt nhất

Nghemoigioi.vn – Nơi cung cấp dịch vụ bất động sản tốt nhất
>