Nhưng việc sử dụng đất DTL hiện nay còn khá nhiều bất cập. Vậy, đất DTL là gì? Những ai có quyền được sử dụng đất DTL? Khi sử dụng đất DTL cần lưu ý những gì? Trách nhiệm của các bên liên quan đến việc sử dụng đất thủy lợi DTL ra sao? Một số câu hỏi liên quan về đất DTL?
Tất cả sẽ được Datnenvenbien giải đáp nhanh chóng qua bài viết dưới đây.
Đất DTL là gì?
Đất DTL là loại đất thủy lợi được dùng để xây dựng các công trình, dự án thủy lợi với mục đích phục vụ lao động sản xuất, nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Đất thủy lợi DTL không bao gồm đất xây dựng các công trình hoạt động trong lòng đất, trên không và không sử dụng đến đất trên bề mặt.
Tại Điều 10 Luật Đất Đai 2013 quy định, đất DTL thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Đất DTL là đất được sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình bao gồm:
- Hệ thống đê điều để cấp nước, thoát nước, hệ thống tưới tiêu phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất, sinh hoạt và dịch vụ.
- Hệ thống các công trình thủy lợi đầu mối quan trọng như nhà máy nước, trạm bơm, trạm điều hành, trạm xử lý nước thải.
- Hệ thống kè, cống, đập và hồ chứa nước nhằm phục vụ mục đích thủy lợi.
Những ai có quyền được sử dụng đất DTL?
Đất DTL thuộc loại đất phi nông nghiệp nên được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan có thẩm quyền. Mọi hoạt động xây dựng hay phá bỏ đều có sự giám sát của cơ quan chức năng nhà nước do Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn quản lý.
Chủ sở hữu đất thủy lợi DTL là cơ quan, tổ chức được nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện đối với các công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước; là tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.
Tóm lại, người có quyền được sử dụng đất thủy lợi DTL là người đại diện cho tổ chức, cá nhân nào đó được nhà nước ủy quyền xây dựng, thi công hay quản lý đảm nhiệm mọi hoạt động một công trình cụ thể. Công trình này phục vụ lợi ích của cộng đồng, của người dân.
Những lưu ý khi sử dụng đất DTL
Hầu hết, các dự án hoạt động dưới sự quản lý của pháp luật đều phải tuân thủ những quy tắc do nhà nước đề ra. Các công trình dự án thi hành trên đất thủy lợi DTL cũng vậy, phải đảm bảo quyền và lợi ích giữa hai bên.
Đầu tiên, đất DTL phải được sử dụng đúng mục đích theo quy định của Luật Đất đai 2013. Không sử dụng đất DTL để thi công các dự án hay các mục đích trái với pháp luật. Tất cả những công trình xây dựng trái phép đều sẽ bị dỡ bỏ và chịu các mức phạt theo quy định của Nhà nước.
Thứ hai, các dự án, công trình chỉ được xây dựng theo đúng diện tích cho phép, đúng quy hoạch, không xảy ra bất kỳ hành vi xâm lấn sang khu vực đất bên cạnh.
Thứ ba, chủ sở hữu đất DTL chỉ được thiết kế xây dựng khi có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Cuối cùng, mọi vấn đề vướng mắc, sự cố phát sinh trong quá trình thi công cần được báo cáo với cán bộ địa phương kịp thời để có hướng giải quyết tốt nhất.
Trách nhiệm của các bên liên quan đến việc sử dụng đất thủy lợi DTL
Những yếu tố liên quan đến quyền sử dụng đất, mục đích sử dụng đất thủy lợi DTL đã gây không ít khó khăn, trở ngại đối với người dân.
Để hoàn thiện những công trình thủy lợi một cách nhanh chóng và tốt nhất, cần có sự phối hợp chặt chẽ đồng điệu giữa cơ quan quản lý cũng như người sử dụng đất. Vậy quyền và trách nhiệm mỗi bên là gì?
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền
- Khi tiếp nhận bất kỳ hồ sơ nào có nhu cầu xây dựng trên đất thủy lợi, cần tiến hành cử đoàn đi khảo sát, xác định đúng về vị trí lô đất, diện tích đất. Đồng thời, kiểm tra chi tiết về hồ sơ và thủ tục liên quan, đảm bảo hồ sơ đầy đủ, rõ ràng, minh bạch.
- Giám sát chặt chẽ quá trình thi công, nắm bắt, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.
- Theo dõi sát sao thời hạn sử dụng đất DTL theo đúng cam kết.
Trách nhiệm của đối tượng được sử dụng đất
- Hoàn thiện đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo thủ tục để xin phép cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng.
- Trong quá trình thi công phải thực hiện nghiêm túc và trung thực
- Ưu tiên bảo vệ môi trường thiên nhiên là số 1, không làm ảnh hưởng xấu đến hệ thống thủy lợi vốn có của địa phương, không gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Một số câu hỏi liên quan về đất thủy lợi DTL
Ngoài tìm hiểu các thông tin về khái niệm đất thủy lợi DTL là gì, những lưu ý khi sử dụng đất DTL, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến việc sử dụng đất. Chắc hẳn, bạn đọc vẫn còn thắc mắc một vài vấn đề liên quan đến đất thủy lợi DTL. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những câu hỏi dưới đây nhé.
Đất DTL có phải nộp thuế không?
Tại Điều 1 Thông tư 153/2011/TT-BTC quy định có 2 loại đất phi nông nghiệp sau phải chịu thuế sử dụng đất, đó là:
- Đất nhà ở tại khu vực nông thôn, đất nhà ở tại các khu đô thị.
- Đất thuộc mô hình sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm:
- Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như các sản phẩm về mỹ phẩm, thiết bị máy móc hiện đại; xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh như các mặt hàng tiêu dùng.
- Đất để xây dựng các dự án khai thác khoáng sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản, trừ trường hợp khai thác khoáng sản mà không ảnh hưởng đến lớp đất bề mặt hoặc đất trên không.
- Đất dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm…
Qua đây cho ta thấy rằng, không phải tất cả loại đất phi nông nghiệp đều phải nộp thuế. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ phải nộp thuế khi sử dụng đất ở, đất phi nông nghiệp nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh.
Đất thủy lợi DTL có được xây nhà không?
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013, một trong những nguyên tắc khi sử dụng đất là phải tuân thủ “đúng mục đích sử dụng đất” như đã kê khai trong hồ sơ.
Do đó, việc xây dựng nhà ở trên đất phi nông nghiệp phải phù hợp với mục đích sử dụng của đất. Nếu đất phi nông nghiệp đó thuộc loại đất ở thì được phép xây nhà.
Nếu đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thì cần làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Ví dụ, nếu xây nhà để ở, thì cần làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phi nông không phải là đất ở sang đất ở.
Đất thủy lợi DTL thuộc đất phi nông nghiệp không phải đất ở nhưng được quản lý dưới sự cho phép của chính quyền địa phương. Các dự án thi công trên đất DTL phải được sự chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Đất thủy lợi DTL có thể làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở nếu đất đó không còn nằm trong dự án quy hoạch của nhà nước.
Mọi thủ tục, hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất đều cần sự cấp phép của ban lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý trực tiếp mảnh đất đó.
Khai hoang đất thủy lợi DTL để sử dụng có được không?
Tại Khoản 2, Điều 101 Luật Đất đai 2013 quy định, nếu đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/07/2004 và không vi phạm về luật đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị mới, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nhưng nếu mảnh đất này đã được công bố kế hoạch sử dụng mà người dân vẫn tiến hành khai hoang thì đây được coi là hành vi lấn chiếm đất theo Khoản 4 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP. Mọi hành vi xâm chiếm này đều bị xử phạt hành chính theo quy định của Pháp luật.
Thực trạng việc sử dụng đất thủy lợi DTL ra sao?
Thực tế cho thấy, tình trạng lấn chiếm đất thủy lợi DTL xảy ra tương đối phổ biến ở các địa phương. Người dân vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình dưới góc nhìn pháp lý về hành vi lấn chiếm đất thủy lợi. Bởi cán bộ chính quyền địa phương còn thờ ơ, lỏng lẻo trong công tác quản lý, chưa thực sự “mạnh tay” với các hành vi vi phạm.
Cho nên, các cấp lãnh đạo cần tăng cường siết chặt các quy định nhằm tạo ra chuỗi quản lý, sử dụng và bảo vệ quỹ đất, trong đó có đất DTL.
Kết luận
Qua bài viết này, Datnenvenbien đã giải thích giúp bạn đất DTL là gì và những thông tin liên quan đến đất thủy lợi DTL.
Hy vọng những kiến thức hữu ích trên đã giúp bạn hiểu rõ về đất DTL để tránh mua phải đất thuộc diện trên khi mong muốn mua đất xây nhà ở hay đầu tư.
Một số bài viết liên quan