Vì vậy, muốn biết được cúng về nhà mới cần những gì và những điều cấm kị xin mời bạn đọc cùng Datnenvenbien tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Cúng về nhà mới là gì?
Mọi phong tục – tập quán từ xưa tới nay đều là những kinh nghiệm của ông bà ta và người đi trước để lại, cúng về nhà mới cũng vậy.
Cúng về nhà mới là là một phong tục đẹp đẽ, một nghi lễ cổ truyền đáng quý của người Việt Nam từ bao đời nay. Nó có ý nghĩa quan trọng ngang mới các lễ lớn khác như lễ động thổ, lễ cất nốc,…
Cúng về nhà mới còn được gọi là lễ nhập trạch, nhập trạch là thuật ngữ Hán Việt, trong đó “nhập” nghĩa là vào và “trạch” nghĩa là nhà.
Theo quan niệm của người xưa để lại thì mọi vùng đất và mỗi khu vực khác nhau đều có các vị thần linh cai quản.
Cho nên nếu muốn được phù hộ và chở che giúp cho cuộc sống được hanh thông thì cần phải có những nghi lễ nhằm bài tỏ lòng thành biết ơn và xin phép họ được chuyển về nhà mới. Đây cúng là việc đăng ký hộ khẩu với các vị thần linh.
Tại sao cần phải cúng trước khi về nhà mới?
Chuẩn bị mâm cúng và làm lễ khi về nhà mới là một việc vô cùng quan trọng. Nếu không có nghi lễ này thì cuộc sống của gia chủ sẽ không được sự độ trì, phù hộ từ thần linh và khó vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Đây là những lí do mà chúng ta cần phải cúng khi về nhà mới:
- Bày tỏ lòng thành của bản thân đến với thần linh – thổ địa và cầu xin hộ giúp cho cuộc sống được ấm no, hạnh phúc, gia đình khỏe mạnh, sự nghiệp thăng tiến thuận lợi.
- Cúng tiễn đưa các vong hồn còn tồn tại tại nhà mới. Đây cũng là một việc vô cùng quan trọng, vì khi những vong hồn này chưa đi thì cuộc sống và công việc của bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại.
- Bài trừ âm khí còn lại trong nhà mới.
Cúng về nhà mới cần những gì?
Để cúng về nhà mới được thuận lợi thì gia chủ cần phải biết được các bước sau đây:
Lựa chọn ngày lành tháng tốt để về nhà mới
Trong tất cả các nghi lễ hay đám tiệc nói chung và nghi lễ cúng về nhà mới nói riêng, thì đa số các việc này đều phải đặc biệt lựa chọn coi một ngày tháng tốt nhất để tránh những sui xẻo không đáng có.
Vì vậy, ngày được xem là tốt nhất đối với gia chủ khi quyết định chuyển nhà là ngày hợp với tuổi của gia chủ. Tuổi này là theo tuổi âm lịch của người chủ căn nhà.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần tránh chuyển nhà vào tháng 3 và tháng 7. Bởi theo như quan niệm người xưa thì tháng 3 có lễ cáo tết thanh minh còn tháng 7 có tết vu lan báo hiếu, cả hai lễ này đều có liên quan đến người đã khuất.
Việc chuyển nhà trong hai tháng này sẽ mang lại nhiều xui xẻo và là kinh động đến người đã khuất. Ngoài ra, bạn cần phải chú ý kiêng kị chuyển nhà vào buổi tối.
Trong trường hợp nếu gia chủ bận việc hoặc đi công tác đột xuất thì cần phải làm lễ cúng về nhà mới trước sau đó chuyển về nhà mới sau.
Chuẩn bị lễ cúng về nhà mới
Sau khi lựa chọn được ngày lành tháng tốt, thì chúng ta sẽ tiến hành chuẩn bị mâm cúng và đồ cúng phù hợp. Dưới đây là những lễ vật không quá phức tạp nhưng vô cùng đầy đủ sẽ giúp cho việc cúng nhà của bạn được chỉn chu và trang trọng nhất có thể.
- 1 mâm trái cây ngũ quả lớn.
- 1 bó hoa cúng tươi tốt. Có thể chọn các loại hoa như: hoa cúc, hoa cát tường, hoa ly,… Tránh các loại hoa dễ héo và hoa giả.
- 5 – 9 phần chè và xôi.
- 5 con gà luộc.
- 1 bộ giây tiền vàng bạc cúng về nhà mới
- 1 con heo quay.
- 5 phần cháo gỏi.
- 1 bó nhang.
- 1 phần bánh kẹo.
- Trà, rựu, nước.
- 1 hũ gạo, hủ muối.
- 5 phần bánh bò.
- 5 phần chả giò, bánh hỏi.
- 1 mâm đồ chay.
Các bạn có thể tham khảo các lễ vật trên đây. Đây là những lễ vật mà đa số các gia chủ hay áp dụng để cúng khi về nhà mới.
Tuy nhiên, thì mỗi vùng miền sẽ có một phong tục tập quán khác nhau. Các bạn có thể chuẩn bị các lễ vật sau cho phù hợp với kinh tế của gia đình và khi cúng về nhà mới được chỉn chu và trang trọng nhất có thể. Miễn sao có đầy đủ 4 lễ vật sau đây: rựu thịt, hương hoa, vàng mã và mâm ngũ quã.
Mâm cúng về nhà mới đặt ở đâu?
Trước khi tiến hành đem mâm đi cúng, chúng ta phải sắp xếp các lễ vật sau cho đẹp mắt và đồng đều. Trái cây thì phải vừa đủ có thể sử dụng 5 loại quả trở lên VD: Mãng cầu, xoài, đu đủ, mận, dưa hấu,..
Hoa thì phải được cắm đẹp mắt, phải tươi không được héo. Vì nếu héo sẽ gặp nhiều sui xẻo không đáng có. Ngoài ra, còn thể hiện thái độ không tôn trọng thần linh.
Còn về đồ ăn thì chúng ta phải phân chia đồng đều sau cho phù hợp với từng mâm cúng khác nhau, miễn sau đầy đủ và đẹp mắt.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết thì chúng ta sẽ bắt đầu sắp xếp đồ cúng sau cho phù hợp với từng vị trí trong nhà mới.
Tùy vào mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những cách trưng bày đồ cúng khác nhau. Các bạn có thể tham khảo cách trưng bày dưới đây đã được khá nhiều người áp dụng. Đây là 4 vị trí quan trọng mà khi về nhà mới chúng ta phải đạt biệt chú ý.
Mâm cúng giữa nhà.
- 5 phần sôi
- 5 phần chè
- 2 dĩa gà luộc
- 1 con heo quay
- 2 dĩa bánh hỏi
- 2 phần cháo Gỏi
- 1 phần trầu cau
- Bánh kẹo.
- Trầm hương xong nhà mới trừ tà khí
- 1 mâm Trái cây ngủ quả ( lớn )
- 1 bình hoa tươi.
- Đèn cày + Nhang + Rượu + muối + gạo
- Giấy tiền vàng cúng về nhà mới.
Mâm cúng ngoài sân
- 2 phần sôi
- 1 dĩa gà luộc.
- 1 phần cháo gỏi
- 1 dĩa bánh hỏi.
- Bánh kẹo.
- 1 dĩa trái cây nhỏ
- Đèn cày + Nhan + Rượu + muối + gạo
- Giấy tiền cúng.
Mâm cúng thần tài thổ địa.
- 1 dĩa sôi.
- 1 dĩa trái cây.
- 1 hoa tươi
- Tiền vàng cúng thần tài thổ địa.
- 1 bộ tam sên.
Mâm cúng ông táo: giống như ông thần tài thổ địa nhưng không có bộ tam sên.
Chuẩn bị văn khấn cầu nguyện khi về nhà mới
Về nội dung khấn cầu nguyện về nhà mới chúng ta sẽ có 2 phần: khấn thần linh và khấn gia tiên. Các bạn phải thành tâm và khấn vái theo trình tự như sau:
Đầu tiên, chúng ta cần phải khấn thần linh trước: ông táo, thổ địa , thần tài và các vị thần linh cai quản khu vực nhà mới của chúng ta để họ phù hộ cho chúng ta gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống cũng như công việc.
Sau đó, chúng ta sẽ bắt đầu khấn vái gia tiên trong nhà để họ chở che và phù hộ cho gia đình thuận lợi trong cuộc sống và công việc.
Ngoài ra, bạn còn phải khấn xin phép thần linh và gia tiên được về nhà mới. Điều này cũng giống như bạn sẽ đăng ký sổ hộ khẩu với họ.
Những điều cấm kị khi chuyển về nhà mới
Để có một lễ cúng tốt đẹp diễn ra một cách suôn sẽ. Ngoài những điều trên chúng ta còn phải chú ý đến những điều cấm kị khi tiến hành về nhà mới để cuộc sống về sau không gặp nhiều vận sui. Cụ thể như sau:
Không được nói những lời không hay trong ngày chuyển về nhà mới.
Không được cãi vã hay to tiếng với nhau giữa những thành viên trong gia đình vì điều này sẽ làm cho cuộc sống về sau trở nên bất hòa và xui xẻo.
Không được chuyển nhà trái với ngày tốt đã xem để không dẫn đến những hệ lụy không mong muốn.
Không được để phụ nữ mang thai, người già tham gia vào quá trình chuyển nhà.
Không được ngủ trưa tại nhà mới và ngày chuyển nhà. Vì điểu này biểu hiện cho sự lười biếng và bệnh tật ch cuộc sống về sau.
Kết luận
Cúng về nhà mới hay còn gọi là lễ nhập trạch là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như phong thủy.
Ngoài những yếu tố tự nhiên, thì tâm linh cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống, nếu chúng ta biết thành tâm và tôn trọng thần linh thì cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta sẽ gặp nhiều may mắn và phát triển.
Bài viết đã cho bạn các kiến thức cần thiết để bạn có thể cúng về nhà mới một cách đầy đủ và suôn sẻ.
Bài viết tham khảo
Tuổi Quý Hợi 1983 hợp hướng nào để gặp nhiều may mắn
Sinh Năm 1979 Hợp Hướng Nào Để Có Nhiều Tài Lộc?