Công Chứng Vi Bằng là gì? đây là thuật ngữ khá phổ biến trong việc giao dịch nhà đất, tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu đúng về vi bằng. Cùng datnenvenbien.org tìm hiểu về vi bằng và những thông tin liên quan qua bài viết dưới đây nhé.
Công Chứng Vi Bằng là gì?
Công Chứng Vi Bằng là hình thức ghi lại toàn bộ những hành vi, sự kiện liên quan đến quá trình trao đổi tiền bạc, giao dịch mua bán nhà và đất được ghi chép bằng tài liệu, hình ảnh, video,… Khi xảy ra những tranh chấp tại toà án nó được sử dụng làm chứng cứ.
Các thông tin liên quan đến việc Công Chứng Vi Bằng
Khi giao dịch liên quan đến mua bán nhà đất thì việc Công Chứng Vi Bằng không phải điều xa lạ gì nữa nhưng không phải ai cũng nắm rõ hiểu tường tận gốc rễ và những thông tin liên quan, các bước thực hiện như thế nào, để tránh sai sót trong việc giao dịch hãy bạn hãy đọc kỹ những thông tin sau nhé công chứng vi bằng
Các thủ tục Công Chứng Vi Bằng
Bước 1: Đến văn phòng thừa phát lại để lập vi bằng
Khi bạn có nhu cầu lập vi bằng bạn nên đến trực tiếp các văn phòng Thừa Phát Lại.Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được Nhà nước bổ nhiệm.
Văn phòng công chứng sẽ hỗ trợ tư vấn đánh giá xem sự việc, hành vi lập vi bằng có được pháp luật cho phép hay không. Sau đó Thừa phát lại sẽ đưa cho bạn một phiếu yêu cầu đây là mẫu chung đã được thống nhất từ trước theo quy định. nội dung chủ yếu như sau:
- Tên, địa chỉ của văn phòng thừa phát lại và họ tên của Thừa phát lại
- Địa điểm, thời gian ngày tháng năm thực hiện việc vi bằng
- Người tham gia khác (nếu có)
- Họ tên địa chỉ người lập và nội dung lập
- Nội dung chi tiết của sự kiện, các hành vi được ghi nhận
- Lời cam đoan của Thừa phát lại một cách trung thực khách quan khi chứng kiến sự việc.
- Chữ ký của những người tham gia, Thừa phát lại và dấu của văn phòng Thừa phát lại
- Trong bộ vi bằng ngoài tài liệu văn bản có thể còn có hình ảnh, video hoặc file ghi âm đính kèm.
Bước 2: Thoả thuận lập Công Chứng Vi Bằng
Sau khi đẫ hiểu rõ Công Chứng Vi Bằng Là Gì và điền đầy đủ vào phiếu yêu cầu, bạn và trưởng Thừa phát lại sẽ thoả thuận bằng văn bản các nội dung về việc lập vi bằng chủ yếu về các thông tin
- Nội dung vi bằng sẽ lập
- Thời gian địa điểm thực hiện vi bằng
- Chi phí
- Một vài thoả thuận khác
Bước 3: Tiến hành thủ tục lập vi bằng
Thừa phát lại phải là người trực tiếp chứng kiến, ghi chép hành vi sự kiện một cách khách quan và trung thực có thể bằng văn bản, hình ảnh, video hoặc âm thanh. Thừa phát lại là người chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật tất cả nội dung vi bằng do mình lập và có quyền mời người làm chứng cho các sự kiện trong vi bằng.
Người yêu cầu phải cung thông tin, tài liệu một cách chính xác, đầy đủ và hoàn toàn chịu trách nhiệm với thông tin mình đã cung cấp.
Thừa phát lại có trách nhiệm phải giải thích cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của Công Chứng Vi Bằng, người yêu cầu cần phải ký và điểm chỉ vào văn bản.
Người yêu cầu và Thừa phát lại phải ký nháy từng trang ký, đóng dấu văn phòng Thừa phát lại ghi vào sổ do Bộ Tư Pháp quy định và phải lập làm 3 bản có giá trị pháp lý như nhau
- 1 bản đưa người yêu cầu cất giữ
- 1 bản được lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại
- 1 bản phải nộp cho Sở Tư Pháp
Bước 4: Thanh lý thoả thuận lập vi bằng
Sau khi giấy tờ được Sở Tư Pháp chấp thuận người yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại sẽ tiến hành thanh lý thoả thuận. Cuối cùng bạn chỉ cần thanh toán chi phí cho văn phòng là đã hoàn thiện xong thủ tục.
Công Chứng Vi Bằng có giá trị pháp lý hay không?
Hiện nay, vi bằng sẽ được lập theo thủ tục được quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại ban hành ngày 08/01/2020. Vi bằng sẽ có giá trị làm chứng cứ xem xét trước toà khi xét xử giải quyết vụ việc.
Văn phòng Thừa phát lại sẽ chỉ ghi nhận tài liệu, hành vi, giao dịch không chứng thực giao dịch mua bán. Vi bằng không có chức năng như công chứng chứng thực, vi bằng chính là bằng chứng thoả thuận giao dịch giữa hai bên.
Tuy nhiên, việc lập vi bằng đối với việc mua bán nhà đất được thực hiện theo đúng quy định, trình tự do Nhà nước quy định, xác nhận có giao dịch thoả thuận mua bán giữa hai bên tại thời điểm lập được coi là chứng cứ tại Toà nếu có tranh chấp xảy ra. Đây chính là điểm để bạn thấy được lập vi bằng sẽ giúp bạn giảm thiểu những rủi ro pháp lý.
Như vậy chốt lại Công Chứng Vi Bằng không có giá trị pháp lý chỉ có giá trị làm chứng cứ.
Tại sao phải công chứng vi bằng
Giao Dịch Khi Không Có Vi Bằng | Giao Dịch Khi Có Vi Bằng |
|
|
Những trường hợp nên lập vi bằng
Sau khi thống kê một cách chi tiết tôi đã liệt kê được những trường hợp nên lập vi bằng sau đây:
- Để xác nhận tình trạng nhà đất liền kề trước khi xây dựng công trình.
- Để xác định tình trạng nhà đất bị lấn chiếm.
- Để xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn hoặc khi thừa kế.
- Để xác nhận tình trạng nhà trước khi mua nhà hay cho thuê
- Để xác nhận mức độ ô nhiễm
- Để xác nhận việc chiếm giữ tài sản, nhà đất, trụ sở khác trái với quy định của pháp luật.
- Để xác nhận về tình trạng công trình xây dựng khi nghiệm thu.
- Để xác nhận sự chậm trễ trong việc thi công công trình.
- Để xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do các cá nhân tổ chức khác gây ra
- Để xác nhận các sự kiện pháp lý theo quy định của pháp luật.
Bán nhà qua công chứng vi bằng có an toàn không?
Hiện nay Thừa phát lại vẫn chưa được nhà nước giao cho quyền công chứng nên việc thực hiện thủ tục vi bằng để bán nhà là không đúng. Nếu như có môi giới hoặc cơ sở nhà đất nào tư vấn cho bạn hình thức này bạn nên cẩn trọng vì đây là một hành vi lừa đảo.
Theo quy định của Nhà nước Thừa phát lại chỉ được thực hiện các công việc sau:
- Tống đạt theo yêu cầu được đưa ra của toà án cũng như các cơ quan thi hành án
- Lập vi bằng theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức
- Xác minh các điều kiện thi hành bản án theo yêu cầu của đương sự
Mua nhà qua công chứng vi bằng liệu có an toàn hay không?
Trong cuộc sống thực tế nhiều người vẫn bị nhầm tưởng rằng công chứng vi bằng có thể thay thế cho hợp đồng công chứng.
Như chúng ta đều đã hiểu rõ việc vi bằng chỉ là ghi nhận lại những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Trong trường hợp này Thừa phát lại ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ nhà đất giữa các bên.
Tóm lại việc mua bán chuyển nhượng là bất động sản bằng hình thức công chứng vi bằng rủi ro rất cao.
Một vài trường hợp lừa đảo khi thực hiện mua bán nhà công chứng vi bằng
Trong cuộc sống hiện nay rất nhiều người cả tin không nắm rõ được kiến thức về các thủ tục giao dịch mua bán nhà đất cùng với đó xuất hiện rất nhiều kẻ xấu với thủ đoạn tinh vi nhằm lừa đảo tiền bạc, chiếm đoạt tài sản.
Để không rơi vào những trường hợp đáng tiếc đó bạn hãy tìm hiểu một vài trường hợp phổ biến thường gặp sau
Mua nhà đã thế chấp ngân hàng
Nhiều người mặc dù đã bán nhà cho người khác theo hình thức Công Chứng Vi Bằng tuy nhiên vẫn dùng quyền sử dụng đất đó làm tài sản bảo đảm thế chấp ngân hàng để vay tiền.
Sau đó có thể do nguyên nhân khách quan không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng hoặc cố tình không trả lúc này ngân hàng sẽ thực hiện các thủ tục xử lý tài sản theo quy định, tài sản lúc này sẽ thuộc sở hữu của ngân hàng.
Nếu tình hình đó xảy ra người mua nhà bằng vi bằng đã bị lừa đảo, không có quyền sử hữu và mất trắng tài sản.
Một căn nhà nhưng lại đem bán cho nhiều người
Trường hợp phổ biến mà mọi người thường gặp khi mua bán nhà vi bằng đó là việc cùng một tài sản chủ nhà đem bán nhiều lần. Đây là một hành vi lừa đảo người mua rất khó có thể kiểm tra đảm bảo được người bán chỉ bán tài sản cho mỗi mình.
Tài sản trong trường hợp này sẽ xảy ra tranh chấp phức và khả năng bạn có thể lấy lại số tiền đã bỏ ra mua nhà tỷ lệ rất thấp.
Người thuê nhà nhưng lại tự ý đem nhà đi bán
Rất nhiều người thuê nhà lợi dụng việc chủ nhà không thể kiểm tra thường xuyên mà đóng vai chỉ nhà rao bán căn nhà mình đang thuê bán theo hình thức công chứng vi bằng.
Về sau chủ nhà phát hiện ra sẽ xảy ra tranh chấp giữa họ và người đi mua, chủ nhà dễ dàng chứng minh được quyền sử dụng đất của mình cho người mua và người mua lúc đó mất trắng số tiền đã bỏ ra.
Kinh nghiệm rút ra khi bạn đi mua nhà hãy xác định chính xác chủ sử hữu hiện tại của căn nhà là ai tránh những trường hợp không may như này.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan về Công Chứng Vi Bằng một cách rất cụ thể, qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết này hy vọng bạn sẽ hiểu rõ, cân nhắc và chọn cho mình một hình thức đầu tư bất động sản tốt nhất.
Bài viết tham khảo: