1 công đất bao nhiêu tiền? Làm cách nào để quy đổi 1 công đất sang các đơn vị đo diện tích khác? Đây có lẽ là vấn đề băn khoăn của rất nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là quý khách hàng đang quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản hiện nay.
Trong bài viết dưới đây, datnenvenbien.org sẽ tổng hợp và giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng một cách chi tiết nhất về cách tính tiền công đất tại các vùng miền.
Công đất là gì?
Công là một trong những đơn vị đo lường diện tích đất nông, lâm nghiệp được sử dụng rộng rãi ở miền Nam và miền Tây nước ta. Đơn vị đo diện tích đất đóng vai trò khá quan trọng bởi vì mỗi thửa ruộng sẽ có diện tích và hình dạng khác nhau.
Tên gọi công đất được người Việt sử dụng từ thời cha ông ta đến nay và thường ở miền Nam sẽ tính 1 mẫu đất tương đương với 10 công đất, còn ở miền Bắc sẽ tương đương với 10 sào đất.
Công đất là gì?
Một số đơn vị quy đổi sang công đất
Đơn vị mét vuông
Mét vuông là đơn vị đo lường diện tích theo hệ SI quốc tế, chính vì vậy việc quy đổi công đất sang đơn vị mét vuông sẽ rất thuận tiện trong việc mua bán sử dụng đất. Đồng thời, việc quy đổi này là cần thiết để hợp thức hóa nhiều mặt trong quá trình sử dụng đất.
Theo nghị định 86/2012/ ND-CP được nhà nước Việt Nam ban hành để thống nhất luật về đơn vị đo lường đất. Chính phủ đã quy định rõ ràng về việc quy đổi đất cụ thể:
- 1 công đất = 1296 m2
Nhưng trong thực tế, một số người dân ở địa phương vẫn sử dụng cách quy đổi 1 công đất bằng 1000 m2 tuy nhiên đây là cách quy đổi không phù hợp với luật đo lường đất đai ban hành.
Đơn vị mẫu
Đối với đất nông nghiệp thì diện tích đất thường rất lớn vì vậy quý khách cũng sẽ quan tâm 1 công đất sẽ quy đổi bằng bao nhiêu mẫu đất. Theo nghị định của Chính phủ, việc quy đổi như sau:
- 1 công đất = 1/10 mẫu đất.
Tuy nhiên, cách xác định diện tích đất theo mẫu trong thực tế có sự khác biệt giữa các vùng miền.
Đơn vị hecta
Đơn vị tính diện tích đất bằng hecta cũng được sử dụng phổ biển đối với đất nông lâm nghiệp. Vậy 1 ha bằng bao nhiêu công đất? Khách hàng có thể tiến hành quy đổi theo cách sau:
- 1 ha = 10000 m2
- 1 công đất = 0.1 ha
- 1 ha = 10 công đất
Đơn vị sào
Người dân thường sử dụng đơn vị sào để nói về đất nông nghiệp nhưng ở 3 miền khác nhau thì diện tích đất được tính theo sào sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Miền Bắc: 1 công đất = 1 sào đất = 360m2 = 0.036 ha.
- Miền Trung: 1 công đất = 1 sào đất = 500m2 = 0.05 ha
- Miền Nam: 1 công đất = 1 sào đất = 1000m2 = 0.1 ha.
Một số đơn vị quy đổi công đất
Sự khác nhau của công đất tại các vùng miền
Như đã nói ở trên, cách tính diện tích theo công đất ở mỗi vùng miền là khác nhau. Vì vậy, quý khách hãy cùng datnenvenbien.org tìm hiểu về sự khác nhau trong cách quy đổi công đất tại các vùng miền dưới đây:
Bắc Bộ
Khái niệm về công đất được sử dụng rất ít ở khu vực Bắc Bộ, cho đến thời điểm hiện nay không ai còn sử dụng đơn vị công đất khi tính toán diện tích đất đai nữa.
Cách quy đổi diện tích công đất cụ thể:
- 1 ha = 10000 m2.
- 1 công đất Bắc Bộ = 360 m2.
- 1 ha = 10000/360= 27.78 công đất.
Trung Bộ
Lúc trước ở miền Trung công đất là một trong những đơn vị đo diện tích đất nông nghiệp được nhiều người sử dụng nhưng hiện nay những người đân dịa phương không còn sử dụng khái niệm công đất nữa.
Cách quy đổi công đất ở Trung Bộ cụ thể như sau:
- 1 công đất Trung Bộ = 500 m2
- 1 ha = 10000 m2
- 1 ha = 10000/500 = 20 công đất
Nam Bộ
Trong thực tế, 1 ha đất = 10000 m2 và bằng 1 héc tô mét vuông. Vậy diện tích của 1 công đất tại Nam Bộ, các tỉnh miền Tây có thể được quy đổi như sau:
- 1 công đất = 1/10 ha.
- 1 công đất = 0.1 ha.
Sự khác nhau về công đất giữa các vùng miền
1 công đất bao nhiêu tiền?
Thị trường bất động sản vào những năm gần đây phát triển vô cùng nhanh chóng chính vì vậy nên giá cả đất đai được nhiều khách hàng quan tâm. Tùy vào địa phương mà sẽ có cách tính công đất và giá đất khác nhau. Vậy để biết 1 công đất bao nhiêu tiền quý khách có thể tham khảo cách tính của mỗi vùng miền dưới đây:
- 1 công đất tại khu vực Bắc Bộ bằng 360 m2 mà 1 m2 đất ruộng ở miền Bắc có giá trung bình là 2 triệu thì giá 1 công đất sẽ là: 2 x 360 = 720 triệu đồng.
- Tại khu vực các tỉnh miền Trung nước ta 1 công đất = 500 m2 mà 1 m2 ruộng ở Trung Bộ có giá trung bình 1.5 triệu đồng thì 1 công đất sẽ có giá: 1.5 x 500 = 750 triệu đồng.
- Khu vực Nam Bộ người dân thường tính 1 công đất = 1000 m2 mà 1 m2 đất ruộng ở Nam Bộ có giá trung bình 1.2 triệu thì 1 công đất ở khu vực này sẽ là: 1.2 x 1000 = 1.2 tỷ đồng.
1 Công đất bao nhiêu tiền?
Phương pháp tính diện tích cho các loại đất
Đối với đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng dùng để trồng trọt hoặc chăn nuôi. Để tính được diện tích đất nông nghiệp, quý khách cần thực hiện lần lượt theo các bước dưới đây:
Bước 1: Cần chuẩn bị thước đo có chiều dài lớn và đơn vị đo là cm. Lưu ý thước đo cần có độ chính xác cao.
Bước 2: Tiến hành đo chiều dài, chiều rộng của mảnh đất khách hàng muốn thực hiện tính diện tích. Khi đo cần phải đo sát biên để được kết quả chính xác nhất và sau khi đo xong quý khách đổi từ đơn vị cm sang mét hoặc kilomet để tính diện tích dễ dàng hơn.
Bước 3: Áp dụng công thức toán học để thực hiện tính diện tích đất:
- Đối với mảnh đất hình chữ nhật: chiều dài x chiều rộng.
- Đối với mảnh đất hình vuông: cạnh x cạnh
Sau khi đã tính được diện tích đất nông nghiệp theo m2 quý khách hàng hoàn toàn có thể quy đổi sang đơn vị mẫu, sào hoặc công đất. Đất ruộng thường được chia với diện tích và hình dạng không vuông vức vì thế nên trong quá trình đo diện tích quý khách cần chia thành nhiều phần để dễ đo và tính toán hơn.
Phương pháp tính diện tích đất nông nghiệp
Đối với đất ở
Đất ở dùng để xây dựng các công trình nhà ở phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của người dân. Quý khách có thể thực hiện theo các bước sau để tính diện tích đất ở:
Bước 1: Chuẩn bị thước đo đơn vị tính cm có độ chính xác cao.
Bước 2: Thực hiện đo chiều dài và chiều rộng của mảnh đất, hai chiều nay vuông góc với nhau, con số sau khi khách hàng vừa đo được có đơn vị tính là cm hãy quy đổi thành đơn vị lớn hơn như m, km để thuận tiện cho quá trình tính toán.
Trường hợp mảnh đất có diện tích quá lớn thì hãy chia nhỏ thành các phần để tính sau đó cộng tất cả các diện tích nhỏ lại với nhau. Lưu ý cần phải tính diện tích các phần nhỏ tuyệt đối chính xác để không làm sai lệch kết quả tổng diện tích mảnh đất cuối cùng.
Bước 3: Sau khi quy đổi về cùng đơn vị, quý khách hãy tính diện tích đất ở bằng công thức toán học sau:
- Diện tích đất ở hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng.
- Diện tích đất ở hình vuông = cạnh x cạnh.
Đất ở hiện nay có nhiều mảnh không được vuông vức vì thế khách hàng nên sử dụng bản vẽ quy hoạch để chia đất thành các phần khác nhau theo hình vuông, hình chữ nhật để quá trình tính toán diện tích nhanh chóng, chuẩn xác hơn phục vụ cho việc mua bán, đền bù, chia đất,…
Phương pháp tính diện tích đất ở
Những câu hỏi thường gặp về công đất
Vì sao lại có sự khác nhau về công đất giữa các vùng miền?
Đây là câu hỏi được rất nhiều quý khách hàng thắc mắc về sự khác biệt đơn vị tính này giữa các vùng miền. Bản chất có sự khác nhau về tên gọi này được đặt bởi người dân không có quy chuẩn cụ thể nào.
Dựa vào bối cảnh lịch sử, khi người dân đi từ Bắc vào Trung sau đó đến Nam Bộ đã nhận thấy sự khác biệt về diện tích đất cũng như quy mô của từng vùng miền. Vì vậy nên cách gọi công đất cũng được thay đổi để phù hợp với diện tích đất từng vùng.
Công tầm điền, công tầm cấy là gì?
Tầm cũng là một đơn vị đo diện tích đất cổ điển ở khu vực các tỉnh miền Tây, người dân xác định diện tích đất bằng cách dùng cây tầm để làm thước đo, 1 cây tầm có độ dài khoảng 2.6 m, 1 công đất là 12 cây tầm bằng 31.2 m2 và được làm tròn còn 30 m2.
Tầm điền là tầm dùng để cho mướn đất, 1 công tầm điền có diện tích khoảng 980 m2, trên thực tế diện tích này là 1000 m2.
Còn khái niệm tầm cấy là tầm chủ trả nợ cho những người thợ gặt, thợ cấy thời xưa. 1 công tầm cấy = 1300 m2 đất và 1 công tầm lớn = 1.3 công tầm nhỏ
1 công đất nông nghiệp và 1 công đất lâm nghiệp cái nào đắt hơn?
Vấn đề công đất nông nghiệp và công đất nông nghiệp cái nào đắt hơn thì quý khách cần phải xem xét bảng giá đất đai được niêm yết ở mỗi địa phương và khu vực. Vì đôi khi có những khu vực đất nông nghiệp có giá bán cao hơn đất lâm nghiệp ở địa phương kia và ngược lại đất lâm nghiệp ở khu vực kia lại có giá bán cao hơn đất nông nghiệp ở khu vực khác.
Thời gian sử dụng 1 công đất nông nghiệp trong bao lâu?
Nhiều khách hàng cho rằng đất nông nghiệp không có thời gian sử dụng nhưng theo quy định Luật Đất Đai thì 1 công đất nông nghiệp sẽ có quy định thời gian sử dụng, thường thì khoảng thời gian này sẽ kéo dài không quá 50 năm.
Sau khoảng thời gian 50 năm, chủ sở hữu của đất nông nghiệp cần phải làm thủ tục hành chính để gia hạn thời gian sử dụng đất, chỉ có thời hạn sở hữu đất mới kéo dài vô thời hạn mà thôi.
Một số câu hỏi thường gặp về công đất
Kết Luận
Qua bài viết trên, datnenvenbien.org đã giúp quý khách hàng giải đáp những thắc mắc về cách quy đổi công đất tại các vùng miền nước ta cũng như trả lời câu hỏi 1 công đất bao nhiêu tiền tại mỗi vùng miền. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với những khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu về thị trường bất động sản trên toàn quốc.
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số bài viết khác:
Đất vườn là gì và 4 điều cần lưu ý về đất vườn
Đất Dịch Vụ Là Gì? Kinh Nghiệm Khi Mua Bán Và Chuyển Nhượng Đất Dịch Vụ